Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Triển Khai Có Hiệu Quả Việc Ứng Dụng Tiến Bộ KHCN Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Cần Triển Khai Có Hiệu Quả Việc Ứng Dụng Tiến Bộ KHCN Trong Sản Xuất Nông Nghiệp
Publish date: Friday. January 2nd, 2015

Những năm qua, ngành khoa học và công nghệ Bình Thuận đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) có hiệu quả và chuyển giao thành công, như “Nghiên cứu biện pháp quản lý ruồi hại quả thanh long trên diện rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm quả xuất khẩu tại Bình Thuận”; đề tài sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Ometar giúp bà con nông dân ở Đức Linh, Tánh Linh có thể tự sản xuất chế phẩm và tiêu diệt rầy nâu hại lúa đảm bảo an toàn sinh thái đồng ruộng; đề tài sản xuất rau trên đất cát tại huyện đảo Phú Quý giúp người dân và chiến sĩ trên đảo có thể tự sản xuất rau, không phụ thuộc vào nguồn cung cấp trong đất liền; các mô hình trồng trọt, chăn nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; đề tài nghiên cứu và sản xuất được giống mè đen siêu nguyên chủng có năng suất và chất lượng tốt.

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.
Theo thống kê hàng năm, từ kinh phí sự nghiệp KHCN, kinh phí dành cho các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm của tỉnh tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đào tạo, tập huấn cho người dân rất đáng kể. Song có một  hạn chế lâu nay vẫn chưa khắc phục được, đó là sau khi tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KHCN cho người dân thì các kỹ thuật này rất dễ bị “lãng quên”. Nguyên nhân là do không có nguồn kinh phí duy trì áp dụng, thêm vào đó là người dân chưa thể làm quen ngay với quy  trình công nghệ mới, sợ rủi ro... nên tỷ lệ thành công thường không như mục tiêu ban đầu.
Việc nghiên cứu một mô hình trồng cây, hoặc con nuôi thành công đem lại năng suất, hiệu quả, chất lượng cao hơn đã khó; nhưng việc áp dụng các nghiên cứu đó vào thực tế sản xuất còn khó khăn hơn rất nhiều lần. Bởi lẽ không dễ gì làm thay đổi được tư duy, nhận thức về cách canh tác lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân từ bao đời nay.
Do đó, nếu như chúng ta không có một cách làm đột phá bằng việc đào tạo, nâng cao nhận thúc cho người dân; và phải chứng minh tính ưu việt của các mô hình; các công nghệ tiên tiến trong canh tác nông nghiệp; đồng thời, phải luôn song hành cùng người dân để áp dụng cho tới lúc mô hình thành công. Khó khăn nữa là do thiếu những khu thực nghiệm của các tổ chức khoa học công nghệ, những doanh nghiệp KHCN về nông nghiệp mà chủ yếu đưa các ứng dụng khoa học xuống với các cánh đồng của người nông dân.
Do vậy, việc tiếp tục hoàn chỉnh mô hình, từ đó rút ra được mô hình tối ưu là vô cùng khó khăn. Ví dụ cây thanh long là sản phẩm lợi thế, nên trong những năm qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cây thanh long: từ phân lập, chọn giống;  quy trình canh tác, chăm sóc, phân bón, chống dịch bệnh; đến bảo quản sau thu hoạch, quy trình quản lý, xây dựng thương hiệu,  đăng ký ra nước ngoài...
Nhưng để xâu chuỗi hết những đề tài này lại, tạo thành mô hình chuẩn thì không có điều kiện thực hiện. Hoặc như chúng ta có mô hình tưới phun, tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước cho cây thanh long đối với các vùng có khí hậu khô hạn. Nhưng chất đất nào thì phương pháp tưới nào là tối ưu? Hay để vừa tưới vừa kết hợp bón phân hiệu quả đến từng gốc thanh long? Hay phương pháp chong đèn kích thích ra hoa trái vụ, thì sử dụng bóng đèn compact, sợi nung, hay đèn cao áp là phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng để đạt năng suất tối ưu...
Tất cả những nội dung ứng dụng này chỉ có thể thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả tốt khi thực hiện trên khu vực ứng dụng KHCN của một đơn vị có tiềm lực và kinh tế, có nguồn nhân lực khoa học và sau khi có mô hình tốt, sẽ có điều kiện duy trì và nhân rộng, trở thành điểm để lan tỏa ra người dân nhiều hơn.
Kế tiếp là không thể không kể đến trình độ nhận thức của người nông dân về KHCN vẫn còn nhiều hạn chế, việc áp dụng KHCN vẫn là một vấn đề mới, tâm lý còn sợ rủi ro nên ngại áp dụng. Vì vậy rất cần những khu ứng dụng công nghệ sinh học nuôi trồng các loại cây, con có lợi thế tại địa phương để làm nơi tham quan, hội thảo, học hỏi và chuyển giao các ứng dụng vào sản xuất cho người dân.
Xuất phát từ thực tế đó, hiện nay, UBND tỉnh đã thành lập 2 khu ứng dụng nông nghiệp công  nghệ cao là Khu tôm giống Chí Công và Khu thanh long Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, để thực sự làm tốt công tác ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất thì việc đầu tư như vậy vẫn còn quá ít. Hơn nữa, các khu công nghệ cao đó chỉ mới tập trung cho cây thanh long và tôm giống; trong khi đó, với điều kiện Bình Thuận, thì rất nhiều loại cây trồng và con nuôi khác có lợi thế cũng cần được quan tâm.


Related news

Khá Lên Nhờ Nuôi Ốc Khá Lên Nhờ Nuôi Ốc

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cho nên đời sống của người dân xã Ðông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) ngày càng được cải thiện. Qua nghiên cứu, học hỏi các mô hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2010 đến nay, một số hộ dân trong xã đã triển khai nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.

Thursday. June 5th, 2014
Nhiều Giải Pháp Khắc Phục Vấn Đề Nuôi Tôm Thẻ Tự Phát Nhiều Giải Pháp Khắc Phục Vấn Đề Nuôi Tôm Thẻ Tự Phát

Dù phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển ở Đồng Tháp chưa lâu nhưng theo đánh giá từ các nhà chuyên môn thì nếu theo đuổi nghề, người nông dân sẽ bị “mất” nhiều hơn là “được”. Bởi đằng sau những lợi nhuận trước mắt là nhiều hệ lụy về môi trường cũng như phá vỡ cấu trúc quy hoạch vùng chuyên canh thủy sản của địa phương.

Thursday. June 5th, 2014
Kim Thạch Mùa Lúa Chín Kim Thạch Mùa Lúa Chín

Bên cánh đồng thôn Bản Thẳm, chị Nguyễn Thị Hòa vẫn luôn tay gặt, dù biết có người đang trò chuyện với mình... Sự mải miết ấy được chị giải thích một cách ấn tượng: “Chưa năm nào gia đình tôi lại được gặt lúa chín vào thời điểm này. Lúa chín sớm quá!. Không vui, không nhanh tay gặt làm sao được!”.

Thursday. June 5th, 2014
Giải Pháp Nâng Cao Uy Tín Thương Hiệu “Cam Sành Hà Giang” Giải Pháp Nâng Cao Uy Tín Thương Hiệu “Cam Sành Hà Giang”

Cam sành là loài cây ăn quả đặc sản của Hà Giang, cây cam sành được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 tổng diện tích cam sành cho thu hoạch đạt trên 11.000 ha và sản lượng ước đạt 11.500 tấn, trong đó huyện Bắc Quang có diện tích cam sành lớn nhất tỉnh.

Thursday. June 5th, 2014
An Ninh Lương Thực Của Trung Quốc Đang Bị Đe Dọa Nghiêm Trọng An Ninh Lương Thực Của Trung Quốc Đang Bị Đe Dọa Nghiêm Trọng

Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".

Thursday. June 5th, 2014