Tạo Thuận Lợi Để Ngư Dân Vay Vốn Theo Nghị Định 67

Sáng 27/12, đồng chí Huỳnh Văn Tí - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.
Hiện Sở tiếp tục trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách đăng ký mới, nâng cấp đóng mới 25 trường hợp, nâng tổng số lên 107 trường hợp sửa chữa nâng cấp, đóng mới theo Nghị định 67, dự kiến kinh phí lên 715 tỷ đồng.
Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, cùng với UBND tỉnh trong chính sách này là 4 ngân hàng: Nông nghiệp phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư, sẽ hỗ trợ cho ngư dân vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh đang tiếp tục cùng các bên rà soát những vướng mắc, thủ tục để hỗ trợ cho ngư ngân sớm tiếp cận với nguồn vốn vay.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Huỳnh Văn Tí ghi nhận, trong một thời gian ngắn các ngành đã triển khai Nghị định 67 một cách đồng bộ, phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các cấp về chính sách liên quan đến nghị định này. Tuy nhiên về mặt tiến độ vẫn còn chậm, trong đó nhiều khó khăn về mặt khách quan như tâm lý ngư dân còn lưỡng lự, hạ tầng luồng lạch hiện nay cũng là trở ngại khi tàu ra vào...
Vậy nên, Bí thư Tỉnh ủy cũng mong rằng trong thời gian đến, các ngành, các cấp tập trung cao các bước tạo điều kiện thuận tiện cho ngư dân tiếp cận với nguồn vốn vay theo Nghị định 67. Qua đó, tiếp tục tuyên truyền về chính sách này để ngư dân có thể nắm rõ những quy định của Nhà nước, chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ.
Đối với các cơ quan chức năng, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt hồ sơ, cán bộ phải đến trực tiếp xem xét, hướng dẫn thủ tục cho ngư dân. Trong giải quyết hồ sơ cần phải khẩn trương để ngư dân được giải ngân trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, nắm bắt những khó khăn, trở ngại kịp thời những phương án giải quyết khó khăn.
Related news

Trạm Bảo vệ thực vật Tp. Phan Thiết vừa tổ chức lớp tập huấn về phòng trừ ruồi đục trên quả thanh long cho 50 nông dân trên địa bàn xã Tiến Lợi, Tp. Phan Thiết.

Từ một dòng sông xanh trong, tàu bè tấp nập qua lại, trên sông còn có nhiều hộ nuôi cá bè quy mô lớn. Đến nay, sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) chỉ còn những đám lục bình trôi lấp mặt sông, với lác đác vài chiếc lồng nuôi cá vắng người chăm sóc.

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi” đem lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào này, những người lính năm xưa lại tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận phát triển kinh tế.

Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường

Trước những khó khăn của nghề nuôi cá tra trong tỉnh Vĩnh Long do ảnh hưởng của giá cả đầu ra giảm, thấp hơn giá thành sản xuất, giá thức ăn, thuốc thủy sản tăng cao, người nuôi thua lỗ kéo dài, nhất là kể từ giữa tháng 3/2013, thông tin Bộ Thương Mại Mỹ áp mức thuế chống phá giá rất cao đối với các sản phẩm cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam, giá mua giảm sâu so với giá thành rất nhiều, làm cho kế hoạch thả lứa cá mới của một số nông dân phải tạm dừng lại.