Thiếu Nguyên Liệu Phục Vụ Các Nhà Máy Chế Biến Hải Sản

Do hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá hạn chế, tàu của ngư dân không về cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi tiêu thụ sản phẩm.
Hiện 20 nhà máy chế biến hải sản tại tỉnh Quảng Ngãi đang phải hoạt động cầm chừng, hoặc hoạt động không hết công suất, thậm chí có nhà máy đóng cửa do thiếu nguyên liệu.
Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hơn 110.000 tấn. Trong khi đó các Nhà máy chế biến hải sản chỉ cần 1/10 sản lượng này là đủ hoạt động nhưng không được đáp ứng. Nguyên nhân do các cửa biển thường bị bồi lấp, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế nên tàu thuyền của ngư dân không về các cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ sản phẩm.
Ông Lê Hồng Hà, Phó Ban quản lý các khu công nghiệp Quảng Ngãi cho biết: “Cần tăng cường cơ sở vật chất ngành hải sản. Ví dụ, ngoài cảng biển, xây dựng các nhà máy, xây dựng cơ chế cho vay vốn để đóng các tàu… để ngày càng thu hút được nguồn hải sản các ngư trường về cho tỉnh nhà”.
Related news

Tuy không tổ chức thực hiện được những cánh đồng mẫu lớn như quy định của ngành nông nghiệp, nhưng bước đầu huyện Tư Nghĩa đã giúp nông dân hình thành những cánh đồng lớn, chuyên canh một giống lúa, hoa màu năng suất khá cao.
Sau dưa hấu, giờ đến lượt muối Sa Huỳnh (Đức Phổ) rớt giá thê thảm. Đã bao nhiêu năm, vậy mà muối Sa Huỳnh vẫn chưa có lối thoát. Trên những cánh đồng muối vẫn còn đó nhiều mảnh đời cơ cực.

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi). Trại cá tầm của ông Lâm ở dưới chân thác Ba Tầng.

Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đang tích cực chăm sóc lúa Xuân song song với chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ mùa tới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa cho biết, do những trận mưa lớn, mưa đá diễn ra liên tục trong thời gian qua khiến cho sản lượng rau của tỉnh bị giảm.