Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch

Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch
Publish date: Saturday. August 30th, 2014

Các hộ nông dân đã thành lập Hợp tác xã thực hiện quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C.

Sau hai thương hiệu sản xuất, chế biến cà phê sạch khá thành công trên thị trường, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum vừa có thêm thương hiệu cà phê sạch thứ ba hoạt động trên cơ sở tự nguyện góp vốn, vườn cây của nông dân và sản xuất kinh doanh thông qua mô hình hợp tác xã.

Tự nguyện tuân thủ quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C, 7 hộ nông dân ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum đã thành lập Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung, mở rộng diện tích lên hơn 20 ha trong niên vụ này, đồng thời chế biến và ra mắt sản phẩm cà phê bột sạch nguyên chất.

Để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê của mình, các nông hộ tự nguyện góp vốn trên 3 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Tri Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung cho biết, Hợp tác xã đặt mục tiêu hàng đầu là quy trình sản xuất nghiêm ngặt về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng vệ sinh từ đầu vào để đưa ra sản phẩm tốt nhất. Nâng cao số diện tích nhiều lên và tìm thị trường đẩy ra được nhiều sản phẩm hơn nữa để lợi nhuận tăng, huy động được nhiều xã viên tham gia để có một thương hiệu cà phê lớn mạnh, ổn định được cuộc sống cho xã viên.

Đắc Hà là huyện có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum, với trên 7.000 ha. Nhằm nâng cao giá trị cà phê, tăng thu nhập cho người nông dân, những năm qua chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp vận động nhân dân thu hái cà phê đạt tỷ lệ quả chín trên 95%, khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình sản xuất cà phê sạch, đẩy mạnh chế biến sau thu hoạch và liên kết nhóm hộ trong sản xuất kinh doanh cà phê thông qua mô hình hợp tác xã.


Related news

Trồng xen mắc ca giúp nông dân đa dạng nguồn thu Trồng xen mắc ca giúp nông dân đa dạng nguồn thu

Đoàn chuyên gia nông nghiệp Mỹ vừa có chuyến khảo sát, đánh giá về tình hình trồng mắc ca tại Tây Nguyên, theo đề án phát triển mắc ca của Công ty Cổ phần Him Lam…

Monday. May 18th, 2015
Phải giải độc cây chè Phải giải độc cây chè

Theo ước tính, mỗi năm ngành chè Việt Nam tự làm mình thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng và đang đứng trước nguy cơ về một cuộc khủng hoảng. Sử dụng thuốc BVTV chưa an toàn là một trong những nguyên nhân mang tính cốt tử, ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng này.

Monday. May 18th, 2015
Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng bưởi da xanh Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng bưởi da xanh

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.

Monday. May 18th, 2015
Hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP Hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Monday. May 18th, 2015
Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu cam Cao Phong Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu cam Cao Phong

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

Monday. May 18th, 2015