Liên hiệp hợp tác xã thanh long Bình Thuận liên kết cùng phát triển

“Ba cây chụm lại...”
Hiện nay các tổ hợp tác (THT), HTX sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh hoạt động, sản xuất kinh doanh chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, không chủ động trong cung ứng và bao tiêu sản phẩm của các thành viên, thiếu sức cạnh tranh. Chính vì vậy, việc thành lập Liên hiệp HTX thanh long Bình Thuận trong bối cảnh hiện nay đang được nhiều người ủng hộ. Qua đó, mục tiêu hướng đến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng thanh long có giá trị xuất khẩu.
Liên minh sẽ tập hợp những THT, HTX sản xuất về thanh long có tiềm lực tốt đang hoạt động trên địa bàn để kết hợp thành một tập thể vững mạnh; từ đó xây dựng vùng nguyên liệu lớn, tạo những mối quan hệ mới, thị trường mới, tính ổn định cho mô hình kinh tế tập thể kiểu mới. Hơn thế, hiện nay trên thị trường cung ứng vật tư phục vụ nông nghiệp thường trôi nổi, chất lượng nhiều mặt hàng chưa đảm bảo, do đó việc tham gia vào mô hình Liên hiệp HTX sẽ góp phần đảm bảo cung ứng về số lượng và đảm bảo chất lượng, hạn chế những rủi ro về đầu ra sản phẩm.
Mặt khác, các thành viên sẽ được hỗ trợ và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn. Liên hiệp HTX là cầu nối giữa các thành viên, tạo thành thế mạnh “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Cùng phát triển
Ra mắt vào trung tuần tháng 6/2015, sự ra đời của Liên hiệp HTX thanh long Bình Thuận (dưới sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh) đang tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân trồng thanh long... Ông Nguyễn Thanh Lâm - Chủ tịch Liên minh HTX Bình Thuận cho biết, bước đầu số lượng thành viên tham gia Liên hiệp HTX có 22 người, là đại diện các THT, HTX. Đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do các thành viên tự nguyện thành lập.
Mục tiêu của Liên hiệp HTX nhằm thiết lập thương hiệu, cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm thanh long của các thành viên. Với nguồn vốn hoạt động ban đầu 3 tỷ đồng (mỗi thành viên tham gia vào liên hiệp góp vốn tối thiểu 10 triệu đồng/cổ phần).
Theo kế hoạch của Liên hiệp HTX, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, với số diện tích sản xuất dự kiến trên 600 ha thanh long đang giai đoạn thu hoạch. Liên hiệp sẽ xây dựng kế hoạch cung cấp các dịch vụ đầu vào và nghiên cứu tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm thanh long mang tính lâu dài và ổn định. Trong năm đầu hoạt động, liên hiệp dự kiến cung ứng đầu vào và giải quyết sản phẩm đầu ra trái thanh long cho 100 ha, với tổng sản lượng khoảng 3.000 tấn thanh long...
Related news

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.