Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:
Ngày 14.11.2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp. Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân. Chính sách hỗ trợ gồm 2 nhóm với mức hỗ trợ khác nhau:
Nhóm 1 (Điều 1): Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp với điều kiện (khoản 3, Điều 1):
Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân phải được UBND cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản; dịch vụ cơ giới nông nghiệp; các doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân; các loại máy, thiết bị phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Mức vay (khoản 4, Điều 1) tối đa để mua các loại máy, thiết bị này bằng 100% giá trị hàng hóa; hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ 3.
Nhóm 2 (Điều 2): Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp.
Mức vay (khoản 4, Điều 2) tối đa bằng 70% giá trị của dự án.
Lưu ý, chỉ có các loại máy, thiết bị và dự án nằm trong danh mục quy định tại khoản 2, Điều 1 và khoản 2, Điều 2 của quyết định này mới được Nhà nước hỗ trợ. Hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp nằm trong danh mục này (điểm b, khoản 2, Điều 1), tuy nhiên hệ thống thiết bị đó lại phải có trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT thì mới được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại nhóm 1 nêu trên.
Related news

Các thị trường lớn đang dần tự chủ về lương thực, các nước có nguồn gạo xuất khẩu dồi dào tạo cạnh tranh gay gắt, trong khi gạo của Campuchia lại đang đi vào thị trường EU và Trung Quốc làm cho gạo Việt gặp khó về đầu ra.

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.

Vấn đề về tiêu thụ nông sản tiếp tục là chủ đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong cả những phiên thảo luận tổ cũng như bên lề của kỳ họp thứ 9. Đại biều của tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy đã cho biết thêm nhiều thông tin về câu chuyện dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh.

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) là một trong những nơi sản xuất khoai lang xuất khẩu lớn nhất ở ĐBSCL cũng như cả nước, với diện tích dao động mỗi năm từ 8.000 - 10.000 ha. Hiện tại, nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân cũng như các địa phương lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ… đứng ngồi không yên vì giá rớt thê thảm.
Vụ tiêu năm 2014 - 2015, các gia đình trồng tiêu ở huyện Phú Giáo (Bình Dương) rất phấn khởi vì giá tiêu tăng cao so với mọi năm, bình quân từ 170.000 - 200.000 đồng/kg. Nhiều gia đình nông dân đang muốn tăng diện tích cây tiêu nhưng Hội Nông dân huyện Phú Giáo đã cảnh báo không nên ồ ạt tăng diện tích cây tiêu, vì sẽ phá vỡ quy hoạch cây trồng của huyện và làm mất giá tiêu trong những vụ mùa tiếp theo.