Lê Bắc Hà được mùa, trúng giá

Theo thống kê, đến thời điểm này bà con trồng lê trên địa bàn huyện Bắc Hà đã thu hoạch được gần 200 tấn lê, chủ yếu là giống lê Tai-nung có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc).
Thu nhập từ phát triển cây lê đã giúp nhiều hộ gia đình ở Bắc Hà vươn lên thoát nghèo.
Đây là giống được đưa về trồng thử nghiệm hơn 10 năm trước, đến nay nó càng tỏ ra phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện Bắc Hà. Đến đầu năm 2015, toàn huyện đã có 142 ha lê, trong đó diện tích trồng giống lê Tai-nung là hơn 133,4 ha.
Giống lê này có quả hình tròn, vỏ màu xanh phớt hồng, trọng lượng trung bình đạt khoảng 300 - 400g/quả, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn có vị ngọt mát, quả chín vào khoảng tháng 8, 9 và được người tiêu dùng ưu chuộng.
Lê trồng tập trung tại thị trấn Bắc Hà và một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hơp như Tà Chải, Lầu Thí Ngài, Lùng Cải, Lùng Phình, Bản Già, Tả Van Chư, Hoàng Thu Phố, Na Hối, Bản Phố… Với giá thương lái thu mua tại gốc từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, toàn huyện thu trên 3,5 tỷ đồng từ tiền bán lê.
Bà Lương Thị Én ở bản Lử Chồ II, xã Lầu Thí Ngài vui vẻ cho biết so với các năm trước, cây lê năm nay không chỉ cho năng suất, sản lượng cao mà giá thu mua cũng tăng nên mọi người trong bản rất mừng. Nhà nào cũng có thêm thu nhập để lo cho con cái ăn học và phát triển sản xuất.
Related news

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.

Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức tham quan đánh giá mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại thị trấn Phong Châu