Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác

Khánh Hòa Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác
Publish date: Friday. March 21st, 2014

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Theo một số chủ tàu, trung bình chi phí cho mỗi chuyến đánh bắt cá ngừ hiện nay (tính luôn cả tiền mua mồi câu) chi phí phải tốn trên trăm triệu đồng. Trong khi đó, giá cá lại không hề tăng so với năm ngoái. Hơn nữa, phần lớn các chủ tàu đều ứng tiền trước từ các đầu nậu để lo phí tổn ra khơi.

Cá vô bờ, không bán cho họ thì khó bán cho người khác, buộc lòng phải chịu cảnh ép giá. Các trường hợp không ứng tiền trước, ngư dân cũng vẫn phải theo giá đó mà bán, không thể khác được.

“Khi cá vào cảng, lúc sản lượng ít lại được giá cao, trong khi sản lượng nhiều thì giá cá lại thấp, do các đầu nậu, chủ vựa chi phối, gây rất nhiều khó khăn, chúng tôi cảm thấy không yên tâm” - Một ngư dân tại cảng cá Hòn Rớ chia sẻ.

Lâu nay, vẫn biết giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn lên xuống là chuyện bình thường. Song nếu bà con đem cá đi bán ngoài tỉnh cũng chẳng được vì các đầu nậu đã liên kết, thống nhất giá cá với nhau. Thường vào đầu mùa, các đầu nậu mua cá với giá cao, có khi lên tới gần 100.000 đồng/kg.

Các tàu đang ở ngoài khơi dù chưa đánh bắt được nhiều cũng vội vã chạy vào. Đến khi cá vô bờ nhiều thì các đầu nậu lập tức hạ giá, thậm chí có thời điểm chỉ còn 50 - 60.000 đồng/kg như đầu năm 2013. Do vậy tâm trạng của những chủ tàu đánh bắt cá ngừ luôn phập phồng lo âu. Nếu không ra khơi thì không có tiền trả lãi vay.

Còn ra khơi mà lỗ thì những chuyến biển sau sẽ khó tìm nhân công, thuyền viên. Mặt khác, cách bảo quản cá ngừ đại dương hiện nay của ngư dân còn rất lạc hậu, nên chất lượng không tốt, dẫn đến cá ướp cũng không đạt chất lượng. Khi bán, số cá này dễ bị loại ra hoặc mua với giá thấp hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Văn Đẩu - Chi Cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa cho biết: “Trong đầu năm, lượng cá ngừ về nhiều, các nhà thu mua, sản xuất cũng như chế biến có sự điều chỉnh giá, tuy nhiên nhiều khi điều chỉnh giá cá thấp.

Về phía Chi cục, Sở Nông nghiệp nhiều lần mời các doanh nghiệp cùng với Hội nghề cá đã có sự bàn bạc để làm sao các doanh nghiệp xuất khẩu, cở sở chế biến có lãi, ngư dân đánh bắt cũng bán được giá cá ngừ hợp lý, tránh tổn thất.”

Về chất lượng cá ngừ khi về cảng cũng rất khó xác định, các đầu nậu thường o ép, hạ chất lượng cá để thu mua với giá rẻ, ngư dân buộc phải chấp nhận. Về mặt chất lượng cũng như giá cả, từ trước đến nay chưa có quy định và kiểm soát rõ ràng.

Do đó mong muốn của ngư dân hiện nay cần có sự quản lý hiệu quả từ khâu đánh giá chất lượng, thu mua sau khai thác của các ngành chức năng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà con ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển, bám ngư trường.


Related news

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

Thursday. November 8th, 2012
Một Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả Một Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

Saturday. June 22nd, 2013
Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Friday. November 9th, 2012
Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Saturday. June 22nd, 2013
"Giống Tôm Sú Châu Phi" Chỉ Là Tin Đồn Ở Kiên Giang

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.

Wednesday. March 6th, 2013