Trực Tuyến Về Công Tác Quản Lý Chất Lượng Vật Tư Nông Nghiệp Và ATTP Nông Lâm Thủy Sản
Chiều 14.7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản. Đồng chí Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì Hội nghị.
Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cùng một số Bộ, ngành T.Ư. Tại điểm cầu Hà Giang, có sự tham dự của lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong những tháng đầu năm 2014, các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và triển khai trên diện rộng tại 63/63 tỉnh, thành phố. Tổ chức thanh tra diện rộng đối với một số vật tư nông nghiệp trọng yếu như: Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón, thức ăn chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi…
Tại tỉnh ta, công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP dần đi vào nề nếp; thực hiện tốt công tác giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Đã thành lập 33 đoàn, tiến hành kiểm tra 297 (trong tổng số 820) cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hiện, nhắc nhở 80 cơ sở vi phạm.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục truyền thông có chuyển biến rõ rệt như: Sản xuất rau an toàn và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, áp dụng sản xuất và chăn nuôi theo hướng VietGAP… đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định an toàn trong sản xuất và kinh doanh…
Tại Hội nghị, các địa phương đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm và kiến nghị nhiều ý kiến tập trung vào giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế. Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Thời gian qua, chỉ số chuyển biến chất lượng còn chậm, sẽ có nhiều giải pháp nhưng phải chọn trọng tâm để thực hiện.
Do đó, các địa phương cần phải tăng cường công tác tái kiểm tra và quyết liệt xử lý theo quy định của luật pháp, không vì lợi nhuận mà làm tổn hại đến sức khỏe nhiều người. Trong quá trình xử phạt có thể bổ sung rút giấy phép sản xuất, kinh doanh và công khai thông tin. Đấu tranh chống buôn lậu, phải triệt phá bằng được việc buôn lậu vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV.
Cần chọn ra 1 – 2 sản phẩm có nguy cơ cao để tìm giải pháp tạo chuyển biến chất lượng và có đề án quản lý theo chuỗi. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia sản xuất. Rà soát, điều chỉnh, phân công bố trí nhân lực, kinh phí để thực hiện việc đảm bảo vệ sinh ATTP…
Related news
Ngày (7/6), UBND 2 tỉnh Bắc Giang và Lào Cai tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để vải thiều được thông thương thuận lợị.
"Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình" (Paraff) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng dự án "Huy động sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường phá Tam Giang" tại xã Quảng Thái và Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ NN-PTNT mới đây đã công bố số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ ngư dân tại buổi tập huấn về tình hình Biển Đông hiện nay.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc cho biết: Thời tiết biển những tháng đầu năm nay khá thuận lợi cho ngư dân đánh bắt trên ngư trường. Huyện tập trung phát triển khai thác thủy sản theo hướng vươn ra khơi xa, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Người nuôi tôm, cá tra nếu gặp khó khăn thì được cơ cấu lại nợ, không bị thu lãi quá hạn, miễn giảm lãi vay… Điều này phần nào xuất phát từ thực tế là người nuôi tôm, cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.