Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn méo mó

Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn méo mó
Publish date: Friday. November 20th, 2015

Hiện nay có nhiều người phát biểu rằng tham gia TPP, Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất...

Theo bà, chúng ta nên hiểu về thông điệp này như thế nào?

- Về vấn đề “hưởng lợi nhiều nhất” khi tham gia TPP, theo tôi biết đây là các chuyên gia kinh tế đánh giá dựa trên vài nghiên cứu của nước ngoài, trong đó chủ yếu là ở Mỹ.

Khi đó, các đánh giá đều đưa ra kết luận rằng tham gia TPP thì các nước thành viên đều có thể có sự tăng trưởng về xuất khẩu, về GDP… Nếu áp dụng vào Việt Nam thì ta hiện nay có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất nên có thể sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

Chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại huyện Vụ Bản, Nam Định.

Nhưng tôi cho rằng nếu chỉ nhìn tỷ lệ tăng trưởng cao mà đánh giá Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất thì không đúng, thậm chí khá lệch lạc.

Tôi lấy ví dụ, một nước thành viên TPP hiện đang có GDP khoảng 10.000USD, khi vào TPP thì tăng được thêm 1.000USD, tức là chỉ tăng được 10%.

Còn Việt Nam đang có GDP 100USD, vào TPP tăng thêm 100USD, tức tăng 100%.

So sánh từ con số này, thì phải nói nước thành viên TPP kia đã tăng GDP gấp 10 lần Việt Nam, chứ không phải Việt Nam đang tăng gấp 10 lần họ, ở đây không thể so sánh chúng ta tăng GDP 100% là cao hơn so với mức tăng 10% của nước đó.

Như vậy, có thể nói Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng cao chủ yếu do ta có điểm xuất phát thấp.

Cụ thể, GDP của Việt Nam hiện nay tính theo bình quân đầu người thấp nhất trong 12 nước thành viên TPP.

Do vậy, nếu nhận định là “hưởng lợi nhiều nhất” từ tỷ lệ tăng trưởng cao này thì không đúng.

Như vậy, có nghĩa là tham gia TPP đâu chỉ có “màu hồng”, chỉ hưởng lợi?

- Ta nên có cái nhìn cân bằng hơn về cơ hội và thách thức.

Tôi ví dụ, khi nói đến ngành chăn nuôi khi gia nhập TPP, đa số ý kiến đều cho rằng khi vào TPP thì ta sẽ thất bại, ngành chăn nuôi Việt Nam không thể ngóc đầu dậy, thậm chí có chuyên gia còn ví ngành chăn nuôi là “vật tế thần” khi vào TPP.

Đâu phải vậy.

Nếu ta chọn những ngành chăn nuôi có những lợi thế chiến lược thì vẫn có thể giành thắng lợi.

Chẳng hạn, nếu ta phát triển ngành sữa theo định hướng của một số “ông lớn” như Vinamilk, TH True milk… thì sao ta thất bại.

Ngành chăn nuôi chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nếu so với ngành sữa của New Zealand - đại diện cho cả ngành nông nghiệp của họ thì những nhượng bộ của ta chỉ ở mức tương đối.

Ý của bà là ta không nên “dồn hết sức” vào TPP?

- Ý tôi là khi tham gia vào bất cứ hiệp định thương mại nào thì Việt Nam cũng sẽ có những cơ hội và thách thức nhất định.

Và trong TPP cũng vậy, ta phải nhìn rõ đâu là cơ hội và đâu là thách thức.

Tiếp đó ta phải quyết liệt mới tận dụng được cơ hội.

Nếu cứ ỷ vào TPP, nói thật TPP có kéo đẩy mà ta không chịu đi thì… cũng chịu.


" Ngoài TPP, ta còn rất nhiều FTA với ASEAN, ASEAN +, EU...

Ta không chỉ vì TPP mà bỏ quên các thị trường này.

Việt Nam hoàn tất đàm phán với EU rồi thì không có lẽ nào chúng ta vì đàm phán với TPP mà chúng ta chấp nhận bỏ đi lợi thế xuất khẩu vào EU”. Chuyên gia Phạm Chi Lan

Về phần tỉnh táo lựa chọn thị trường, tôi thấy ta cần phải xác định kỹ lại.

Nếu dồn tất cả cho TPP, thì đối với nước đang phát triển như Việt Nam, ta dễ bị dính vào cái “bẫy thương mại”.

Khi nội lực ta không tăng lên thì ta không tăng được năng lực xuất khẩu, khi đó ta chỉ còn cách chuyển hướng thương mại.

Thay vì làm thị trường A, B, C thì ta lại chuyển sang thị trường D, E, F… Chẳng lẽ ta thắng ở thị trường Mỹ, Nhật rồi chấp nhận thua ở các thị trường khác sao.

Theo bà, Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội từ TPP?

- Theo tôi, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là phải cải cách môi trường sản xuất, kinh doanh thật quyết liệt vì đây đang là lực cản với sự phát triển của doanh nghiệp.

Kế đến ta cũng phải cấp thiết chỉnh sửa luật cho phù hợp với các cam kết đã ký.

Thực tế lâu nay ta đều nói nhiều về nông dân phải làm gì, doanh nghiệp phải làm gì khi gia nhập TPP, mà không nhắc nhiều đến vai trò của nhà nước dù thực tế nhà nước lại nắm vai trò đầu tàu.

Tôi chỉ dẫn chứng một vấn đề đơn giản, các nước như Mỹ, Nhật… đã công bố các cam kết của nước họ khi tham gia TPP thì Việt Nam vẫn chưa thực hiện được điều này.

Ta thỏa thuận với Mỹ thế nào, với Nhật thế nào… đâu là cơ hội, đâu là thách thức; thị trường Mỹ, Nhật mở cửa đến đâu, đâu là các đối thủ cần quan tâm… là những điều doanh nghiệp, người dân cần được biết.

Xin cảm ơn bà!


Related news

Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?

Saturday. June 13th, 2015
Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.

Saturday. June 13th, 2015
Đồng Tháp kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm Đồng Tháp kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...

Saturday. June 13th, 2015
Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định

Mô hình nuôi ong lấy mật (do Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn) dù chỉ mới áp dụng thí điểm ở một vài hộ dân, nhưng bước đầu đã mang lại thu nhập khá ổn định. Một trong những hộ thực hiện thành công mô hình này là ông Văn Công Thống (thị trấn Phước Long).

Saturday. June 13th, 2015
Hồng Kông ngưng nhập trứng, thịt gia cầm từ Việt Nam Hồng Kông ngưng nhập trứng, thịt gia cầm từ Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, ngày 8-6 Cục vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường Hồng Kông (FEHD) có thông báo sẽ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm của Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam đang có dịch cúm gia cầm H5N1 và H5N6.

Saturday. June 13th, 2015