Vì Sao Sâu Đục Trái Bùng Phát Mạnh ?
Trong đó, có khoảng 1.200 ha bị thiệt hại từ 10- 20% và 400 ha bị thiệt hại từ 40- 60% và đang tiếp tục lan sang gây hại trên cam.
Tại huyện Kế Sách (Sóc Trăng), giáp ranh với huyện Châu Thành, khảo sát ban đầu tại 5 xã, thị trấn đã có 52% diện tích trồng bưởi bị nhiễm sâu đục trái, với tỉ lệ trái bị đục từ 10- 90%; trên cam sành, 38% diện tích bị nhiễm với tỉ lệ trái bị đục từ 10- 30%. Vì sao loại sâu này nhanh chóng phát thành dịch? Chúng tôi thử tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Khảo sát thực tế tại các khu vực sâu đục trái cây có múi đang hoành hành cho thấy:
Tập quán canh tác hiện nay của nhà vườn là cho bưởi có trái gần như quanh năm, cùng một thời điểm trong vườn có nhiều lứa trái từ mới đậu trái đến thu hoạch. Do vậy, sâu luôn luôn có đầy đủ thức ăn, và lưu tồn để nhân nhanh mật số và lây lan. Chúng tôi ghi nhận được trong một vườn có nhiều lứa sâu cùng xuất hiện, có sự hiện diện của đủ 4 pha phát dục của sâu: bướm, trứng, sâu và nhộng.
Nhà vườn chưa có kinh nghiệm đối phó với sâu đục trái, cụ thể là:
- Việc thu gom và hủy trái bị rụng do sâu đục chưa được thực hiện triệt để nên sâu có cơ hội hóa nhộng và tiếp tục hoàn tất vòng đời để sinh sôi trong lứa sau. Có một số nhà vườn thu lượm trái bưởi bị rụng do sâu đục trái nhưng thay vì tiêu hủy đúng cách lại đem vứt xuống mương hoặc kinh rạch. Điều này đã góp phần làm cho sâu đục trái có điều kiện lây lan nhanh hơn và xa hơn.
- Việc phòng trừ bằng thuốc hóa học chưa được thực hiện đồng loạt trong từng khu vực, do đó dễ bị tái nhiễm qua lại giữa các vườn. Nhà vườn chưa xác định được thời điểm phun thuốc thích hợp nhất và chưa chọn được loại thuốc phù hợp nên hiệu quả phòng trừ chưa cao.
- Trước khi phun thuốc hóa học, phần lớn nhà vườn chưa hái bỏ và tiêu hủy những trái bị sâu đục (nhưng chưa rụng). Vì vậy, một số sâu đã chui sâu vào trong trái vẫn còn sống sót, tiếp tục gây hại và lây lan.
Yếu tố ngoại cảnh rất thuận lợi cho sâu đục trái cây có múi phát triển:
Thời tiết trong thời gian qua (tháng 10/2011 đến nay) không mưa, khô ráo, ẩm độ thấp rất thuận lợi cho sâu đục trái phát sinh, phát triển.
Sâu đục trái là loại sâu mới xuất hiện nên kẻ thù tự nhiên (thiên địch) của chúng có lẽ còn ít, không đủ sức khống chế nên sâu đục trái có điều kiện bùng phát thành dịch.
Các yếu tố khác:
Khi sâu đục trái mới xuất hiện, một số lái thu mua cam bưởi và chủ vựa trái cây chưa có kinh nghiệm phát hiện sớm triệu chứng ban đầu của trái bị sâu đục, nên vô tình đã làm sâu lây lan từ nơi này sang nơi khác (khi trái có triệu chứng rõ của sâu đục trái thì thương lái thu mua hoặc chủ vựa sẽ loại ra và vứt bỏ tùy tiện ra môi trường).
Bướm của loại sâu đục trái cây có múi là loại bướm có khả năng bay khỏe (strong nocturnal fliers) nên có thể theo gió để lây lan xa.
Bốn yếu tố đã nêu trên đây có thể là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho sâu đục trái cây có múi lây lan nhanh và bùng phát thành dịch trong thời gian qua.
Với sự hỗ trợ tích cực từ các nhà khoa học, sự quan tâm của chính quyền, tinh thần trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật và sự đồng lòng hưởng ứng của nhà vườn, hy vọng sâu đục trái cây có múi sẽ sớm được ngăn chặn và đẩy lùi nhằm bảo vệ năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nhà vườn trồng cây có múi.
Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng ghi nhận một điểm rất đáng chú ý là các đợt sâu trước đây, trái bắt đầu bị tấn công khi có kích thước bằng nắm tay (đường kính khoảng 10 cm) thì hiện nay sâu bắt đầu gây hại ngay từ lúc trái có kích cỡ bằng trái chanh (khoảng 2- 3 cm như hình minh họa).
Từ những ghi nhận và phân tích nêu trên, chúng tôi đề xuất bổ sung một số giải pháp trong phòng trừ sâu đục trái cây có múi như sau:
Thông tin rộng rãi về tình hình lây lan và gây hại của sâu đục trái cây có múi cho nông dân để nhà vườn có ý thức trong phòng trừ loại sâu này. Đặc biệt, nâng cao ý thức của nhà vườn trong việc thu gom và tiêu hủy trái đúng cách.
Mở các lớp tập huấn phòng trừ sâu đục trái cây có múi đến rộng rãi nhà vườn trồng cây có múi. Chú ý hướng dẫn nhà vườn trong việc xác định thời điểm phun rải và chủng loại thuốc trừ sâu hiệu quả nhất. Tổ chức các đợt phòng trừ mang tính đồng loạt trong từng khu vực để hiệu quả phòng trừ đạt cao hơn.
Related news
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.
Ca cao khô lên men từ 50.000 - 55.000 đ/kg, ca cao tươi dao động từ 4.500 - 4.800 đ/kg tùy loại trái, tăng hơn 30% so với vài tháng trước.
185 xã đã đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), hàng chục nghìn công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được hình thành… Đó là những kết quả nổi bật sau 3 năm cả nước triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Đề xuất trên được đưa ra tại phiên họp chiều 15.5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012.
Ngày 14/5, đoàn kiểm tra liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Giống Nông nghiệp Điện Biên, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên tổ chức thăm đồng đánh giá năng suất lúa vụ đông xuân năm 2013 - 2014 trên địa bàn huyện.