Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi bò sữa nông dân kiếm tiền tỷ

Nuôi bò sữa nông dân kiếm tiền tỷ
Publish date: Friday. October 16th, 2015

Giữa lúc ngành chăn nuôi bò sữa trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thì những người nuôi bò ở Mộc Châu vẫn sống khỏe, nhờ các mối liên kết ngang- dọc.

Tìm hiểu về họ, chúng tôi đã được biết không ít những câu chuyện thú vị.

Ngày càng có nhiều tỷ phú

Khởi đầu với đàn bò sữa 20 con vào năm 1990, ông Lâm Thanh Trân- hiện được coi là một trong những “đại gia” lớn nhất ở Mộc Châu với 95 con, doanh thu từ bán sữa mỗi năm lên vài tỷ đồng.

 

Hai vợ chồng ông Đặng Văn Thắm ở khu Vườn Đào 1, thị trấn Nông Trường Mộc Châu (Sơn La) đang đưa bò đi tập thể dục để chuẩn bị tham dự cuộc thi Hoa hậu bò 2015.

Ảnh: Trần Quang

Ông Trân cho biết: “Ban đầu nuôi bò sữa ở đây cũng rất khó khăn.

Năm 2000, sau khi trả hết nợ cho ngân hàng, gia đình tôi đã quyết định mở rộng và tiếp tục nâng cấp hệ thống chuồng trại, hố ủ thức ăn chua trên 100 tấn/năm.

Ngoài ra, tôi cũng mua sắm các thiết bị, máy vắt sữa, máy cắt cỏ, máy băm thức ăn ủ chua, xe trâu kéo cỏ...”.

Theo ông Trân, để chăn nuôi quy mô lớn thì cần phải đầu tư máy móc công nghệ cao mới giúp nâng cao năng suất, chất lượng sữa để có được giá bán cao.

Đặc biệt, ông Trân cho rằng, trong thời buổi làm ăn hiện nay, mỗi người nông dân phải tự biết liên kết với nhau, và giữa những nông dân lại phải biết liên kết với đơn vị cung ứng, bao tiêu đầu ra.

Với đàn bò hơn 90 con, sản lượng sữa mỗi ngày của gia đình ông Trân đạt tới 800 lít.

Toàn bộ số lượng sữa trên đều được Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu thu mua, chế biến.

Cũng là một trong những tỷ phú mới nổi nhờ mô hình liên kết chăn nuôi bò sữa, ông Đặng Văn Thắm ở khu Vườn Đào 1 chia sẻ, hiện tôi đang nuôi 45 con bò sữa với sản lượng trên 100 tấn sữa mỗi năm, thu được hơn 2 tỷ đồng.

“Ở đây, chúng tôi có thuận lợi là có vùng nguyên liệu, nhưng nếu mỗi hộ không chủ động để nâng cao chất lượng sữa, thì không thể cạnh tranh được trong thời điểm hội nhập này với nhiều các công ty sữa lớn cũng đang tham gia đầu tư vào lĩnh vực này”- ông Thắm nói.

Hiện ông Thắm cũng đã sắm cho mình các loại máy móc hiện đại như máy vắt sữa, máy làm đất, cắt cỏ, lau dọn vệ sinh...

Nhờ đó, các công đoạn chăm sóc đã nhàn hơn rất nhiều.

Ông cũng đang có dự định mở rộng thêm đàn bò sữa của mình thêm vài chục con nữa.

Ông Trương Duy Bắc – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu cho biết, trong những năm gần đây, ở Mộc Châu đã có nhiều triệu phú, tỷ phú tỉnh nhờ chăn nuôi bò sữa với hàng trăm hộ.

Có được thành công đó là nhờ, họ đã biết tự liên kết với nhau để nuôi bò trên quy mô lớn.

Chia sẻ lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp

Trong khi một số doanh nghiệp đang hướng đến mô hình chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô lớn, từ vài chục đến cả hàng trăm nghìn con, trong đó nông dân chỉ được tham gia vào một mắt xích, thì ở Mộc Châu, người nuôi bò và doanh nghiệp cùng tham gia vào tất cả các chuỗi và “bình đẳng” với nhau.

Ông Trần Công Chiến – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho biết, ngoài 3 trung tâm bò giống với với quy mô 1.000 con mỗi trung tâm, chúng tôi đang duy trì mô hình sản xuất bò sữa theo quy mô hộ với quy mô bình quân 30 con/hộ và đang hướng tới nâng quy mô lên 45-50 con/hộ; đặc biệt đã có nhiều hộ nuôi từ 80-100 con/hộ (chiếm 25-30%).

“Chúng tôi thực hiện hỗ trợ tới các hộ chăn nuôi thức ăn tinh bột và cỏ alfalfa; hỗ trợ cho vay vốn từ 50 - 70% phần vốn cho các hộ đầu tư mở rộng phát triển sản xuất quy mô lớn hơn”- ông Chiến cho biết.

Theo ông Chiến, ở Mộc Châu hiện đã có nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp TMR phục vụ chăn nuôi bò sữa; bò được chăm sóc sức khỏe và hưởng các dịch vụ thú y với chi phí được công ty hỗ trợ phần lớn, được thụ tinh với nguồn giống cao sản tốt, sữa chất lượng cao nên được thu mua với giá gần như cao nhất cả nước.

Ngoài ra, bà con nông dân vẫn đang được duy trì chính sách bảo hiểm giá sữa, nên giá cả luôn được đảm bảo ở mức ổn định.

Đặc biệt, toàn bộ các hộ chăn nuôi trong công ty đã áp dụng và được chứng nhận chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, hàng tháng công ty cử bộ phận khuyến nông đến kiểm tra từng hộ về các điều kiện chăn nuôi, sau đó chấm điểm theo từng tiêu chí.

Hết quý, hộ nào đạt loại tốt, sữa đạt loại I sẽ được thưởng thêm 800 đồng/kg giá sữa.

Hiện tại, trên địa bàn Mộc Châu đang có 18 điểm thu mua sữa tươi với trung bình 40 hộ nuôi có một trung tâm được đặt gần trại bò của người nuôi, nên việc mua, kiểm tra chất lượng và đảm bảo sữa được tốt, chất lượng cao. 

  Hiện, Mộc Châu đang thực hiện thành công chính sách chăn nuôi nông hộ.

Với tổng đàn bò lên 18.000 con, sản lượng sữa đạt gần 100.000 tấn.

Theo kế hoạch đến năm 2020 đạt 35.000 đến 40.000 con, sản lượng sữa đạt 180.000 đến 200.000 tấn. 


Related news

Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.

Wednesday. July 31st, 2013
Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Nuôi Thâm Canh Tôm Thẻ Chân Trắng Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Nuôi Thâm Canh Tôm Thẻ Chân Trắng

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh, mang lại thu nhập cao, ngày 10/10, Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, với sự tham dự của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước, các công ty, các trại sản xuất tôm giống cùng hàng trăm hộ dân nuôi tôm tại tỉnh.

Friday. October 19th, 2012
Chủ Trang Trại Tuổi Chủ Trang Trại Tuổi "8X"

Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.

Wednesday. July 31st, 2013
Sản Xuất Thành Công Giống Lươn Đồng Bằng Sinh Sản Bán Nhân Tạo Sản Xuất Thành Công Giống Lươn Đồng Bằng Sinh Sản Bán Nhân Tạo

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang vừa triển khai thành công dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do Kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 580 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 408,6 triệu đồng.

Tuesday. October 23rd, 2012
Giá Tăng, Nông Dân Hết Lúa Bán Giá Tăng, Nông Dân Hết Lúa Bán

Hơn tuần qua, giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL tăng thêm 300 - 400 đ/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Vĩnh Long không vui, bởi phần lớn họ đã bán hết lúa từ trước đó.

Wednesday. July 31st, 2013