Thưởng công trình cho thôn không có người sinh con thứ 3

Đẻ nhiều sẽ khổ
Con đường dẫn vào bản Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) gập ghềnh, trơn trượt khó đi hơn chúng tôi tưởng tượng.
Bản có 27 hộ thì có đến 19 cặp vợ chồng nằm trong độ tuổi sinh đẻ.
Tay bắt mặt mừng, Hồ Vai – Trưởng bản Làng Vây cho biết: “Toàn bộ dân bản mình là người Vân Kiều.
Trước đây dân mình quan niệm trời sinh voi thì trời sinh cỏ nên sinh đẻ thoải mái lắm, nhà nào ít cũng 5 - 7 con.
Cán bộ về nói đừng đẻ nhiều vì đẻ nhiều sẽ khổ, sẽ cực.
Thấy cán bộ nói đúng nên dân bản mình nghe theo, đẻ ít đi, một cặp vợ chồng chỉ 2 con thôi, gái trai chi cũng được, duy trì 8 năm ni rồi đó, sẽ duy trì nữa”.
Lễ phát động và ký cam kết thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên ở thôn A La, xã Ba Nang, huyện Đakrông.
Thôn An Xuân (xã Cam An, huyện Cam Lộ) cũng có những bước tiến đang kể trong công tác DS-KHHGĐ.
Anh Phan Văn Phúc – Trưởng thôn Vạn Xuân cho hay: Đầu năm 2005, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã nhiều lần về họp dân, tuyên truyền vận động về KHHGĐ.
Những lời tâm sự mộc mạc nhưng sâu sắc của cán bộ đã khiến hơn 20 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rằng, sinh con nhiều sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, sự phát triển của con cái.
Thế là cả thôn ký vào bản cam kết “Không sinh con thứ 3 trở lên”.
Từ đó đến nay không cặp vợ chồng nào trong thôn sinh con thứ 3 nữa.
Treo thưởng để tạo động lực
Bà Nguyễn Thị Thanh – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 2005 bằng nhiều giải pháp, Chi cục đã nỗ lực triển khai mô hình thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Những thôn duy trì thành tích từ 3 năm trở lên sẽ được tỉnh trích ngân sách địa phương trao thưởng bằng một công trình phúc lợi trị giá 20-30 triệu đồng.
Theo bà Thanh, đã có nhiều câu lạc bộ của các Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên được thành lập để giúp nhau thực hiện mô hình trên, tiêu biểu có câu lạc bộ “Nam nông dân” hoạt động khá hiệu quả.
Theo đó, thành viên câu lạc bộ này đều là nam giới ở các xã biển huyện Triệu Phong đã tích cực tham gia tuyên truyền, hỗ trợ nhau thực hiện việc không sinh con thứ 3 trở lên.
Sau 10 năm triển khai, đến nay trên địa bàn Quảng Trị đã có 561/1.081 thôn, bản phát động xây dựng mô hình thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận và sử dụng biện pháp tránh thai đạt gần 80%.
Cũng trong 10 năm qua, đã có 72 công trình phúc lợi trị giá 1,7 tỷ đồng từ nguồn kinh phí khen thưởng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng tại 72 thôn duy trì trên 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Related news

Không chỉ nổi tiếng là vùng có sản lượng lúa chất lượng cao lớn, tỉnh Sóc Trăng còn có những mô hình giúp cho nhà nông tiếp cận được kỹ thuật mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, tiêu biểu là mô hình áp dụng “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI.

Với 700 hộ nuôi rắn truyền thống đảm bảo được thu nhập khá, nhiều người dân xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM). Dự kiến, cuối năm 2015 này, xã Vĩnh Sơn sẽ hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí NTM.

Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trong đó Hà Nội phải đi đầu.

Trên một số trang Facebook cá nhân gần đây đưa thông tin giới thiệu và bán một vài loại trái cây nhập khẩu… theo đường xách tay.

Nhờ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, mà chỉ với diện tích từ 400-1.000m2, nhiều hộ nông dân ở Bình Dương thu lời tới 2 tỷ đồng/năm.