Vi Phạm Khai Thác Thủy Sản Gia Tăng

Tình hình vi phạm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Thanh tra Thủy sản cho biết, tính đến ngày 15/10, đã xử phạt 885 hành vi vi phạm khai thác - bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là giã cào bay sai tuyến, các tàu thuyền đánh bắt khai thác sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, thiếu trang bị an toàn cho tàu cá khi ra khơi, cản trở lực lượng kiểm tra… Thống kê của Chi cục Thủy sản, toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 172 tàu công suất từ 350CV - 900CV hành nghề giã cào bay. Tàu giã cào bay tập trung chủ yếu ở các địa phương: Hòa Phú (Tuy Phong), Phú Hài (Phan Thiết) và thị xã La Gi. Một bộ phận trong số này thường lén lút, bất chấp quy định tiến vào khu vực gần bờ để khai thác. Hành vi này không chỉ hủy diệt nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm môi trường đồng thời gây ra những tai nạn trên biển.
Nghề giã cào bay (cách gọi tên dân gian) được ngư dân trong tỉnh học tập kỹ thuật và đưa vào sử dụng tại địa phương khoảng 9 -10 năm trở lại đây. Ban đầu, đa số bà con ngư dân chỉ sử dụng tàu có công suất máy nhỏ hơn 90CV, áo lưới có mắt lưới 2a tại phần cánh khoảng 320mm, độ mở đứng miệng lưới khoảng từ 12 - 15m. Qua một thời gian hoạt động nghề giã cào bay đã được cải tiến và phát triển khá mạnh về ngư lưới cụ, số lượng và công suất tàu thuyền. Đa phần bà con ngư dân đều đầu tư tàu có công suất máy lớn hơn 90CV; áo lưới có kích thước mắt lưới 2a tại phần cánh từ 4.000 - 8.000mm, với độ mở đứng miệng lưới từ 15-20m để đưa vào hoạt động khai thác thủy sản. Tàu giã cào luôn đi thành cặp, sau khi thả lưới, 2 tàu sẽ chạy song song với nhau để kéo lưới. Với chiều dài của giàn lưới giã cào từ 500 -1.500m và thả sâu đến tận đáy, mắt lưới lại nhỏ nên các loại hải sản tôm, cua, cá, mực lớn bé nằm giữa 2 tàu gần như bị quét sạch. Vào vụ cá nam ngư dân đánh bắt hải sản bằng giã cào bay hoạt động mạnh, vì đây là thời điểm cá nổi và các loại hải sản khác áp lộng. Bước sang mùa bấc khi các đàn cá di cư ra khơi, các tàu cá hành nghề giã cào bay chuyển sang các nghề khác như giã cào đáy truyền thống, vây rút chì, pha xúc…
Hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản trái phép gia tăng làm cho vùng biển Bình Thuận đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thời gian qua Thanh tra Thủy sản tăng cường các biện pháp như kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp tàu thuyền vi phạm. Đồng thời theo dõi ngăn chặn, xử lý nghiêm các loại nghề khai thác kết hợp chất nổ để khai thác thủy sản như lưới mùng, lặn… UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản như giã cào bay, sử dụng chất nổ, dùng điện. Tuy nhiên với chiều dài bờ biển gần 200 km, toàn tỉnh có khoảng trên 8.000 tàu thuyền và là một trong ba ngư trường lớn nhất cả nước, do đó không đủ lực lượng để xử lý triệt để các vi phạm trong khai thác thủy sản. Mặt khác, hoạt động đánh bắt của ngư dân hiện nay rất đa dạng, ngư dân chủ yếu đánh cá vào ban đêm cũng gây khó khăn không ít cho việc kiểm tra.
Related news

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.

Được biết, tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) đã đầu tư thực hiện Dự án trồng rau an toàn trong nhà lưới. Mô hình này hiện đang được nhân rộng vì đạt năng suất, lợi nhuận cao. So với kiểu trồng rau thông thường, ưu điểm của việc trồng rau trong nhà lưới là ngăn ngừa được côn trùng, sâu bệnh, sản lượng rau tăng từ 3-5%, chi phí sản xuất giảm một nửa do không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, có thể trồng quanh năm, ngay cả vào mùa mưa mà không sợ bị ngập úng hay bị dập lá.

Kiên trì giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và áp dụng quy trình sản xuất an toàn cho người tiêu dùng, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã hình thành một vùng sản xuất dưa lưới cho hiệu quả cao. Hiện nay, ngoài số dưa lưới được người trồng tiêu thụ tại chỗ theo hình thức bán lẻ cho khách du lịch, các ruộng dưa lưới tại Xuyên Mộc đều được thương lái bao tiêu sản phẩm.

Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất của nông dân tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM) không ngừng tăng lên. Ngoài các yếu tố như đất đai, khí hậu, các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân được triển khai đã góp phần tạo thêm động lực mới nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn.

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có hơn 50ha trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán, chủ yếu là hoa đồng tiền, cúc, thược dược, cát tường... So với mọi năm, vụ hoa này gặp khó khăn bởi trời lạnh, nhiều loài sâu bệnh xuất hiện gây hại cho hoa tết. Vì vậy, dự báo chi phí người trồng hoa bỏ ra tăng từ 15-20% so với vụ hoa ở Tết năm trước.