Rau Đà Lạt Được Chính Thức Công Nhận Thương Hiệu

Ngày 30/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Chứng nhận rau Đà Lạt cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chính thức công nhận thương hiệu rau Đà Lạt.
Cũng tại buổi lễ, tám đơn vị bao gồm công ty cổ phần Nông sản Lâm Đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn Trình Nhi, công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat GAP, hợp tác xã rau an toàn Xuân Hương, công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Orgarnik, hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, tổ trang trại Phong Thúy, doanh nghiệp tư nhân Phú Sĩ Nông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau Đà Lạt.”
Những cơ sở sản xuất rau này sẽ được phép sử dụng và được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc cho sản phẩm rau có nguồn gốc xuất xứ từ Đà Lạt và vùng phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tám đơn vị này cung cấp cho thị trường khoảng 160 tấn rau sạch/ngày trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và lưu thông; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt gồm bốn nhóm là rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và rau ăn hoa.
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm ngành nông nghiệp tỉnh cung cấp khoảng 1,3 triệu tấn rau củ ra thị trường, trong đó xuất khẩu 10%, còn lại 90% tiêu thụ nội địa, tập trung chủ yếu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh./.
Related news

Sau khi nghỉ chế độ, ông Đinh Sỹ Chung, xã Ninh Khang (Hoa Lư - Ninh Bình) đã sang một số nước: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... tìm hiểu, học cách nuôi gà lấy trứng vốn đang được thị trường ưa chuộng và có nhiều tiềm năng phát triển.

Chiều 25/5, Công an TP Hà Nội phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã điều tra khám phá một vụ vận chuyển 2 tấn cá quả Trung Quốc về chợ Hà Nội để tiêu thụ.

Với 2 ao rộng 500m2 phía sau nhà, sau khi cải tạo và xử lý vôi bột tìm diệt cá tạp, ếch, rắn, chị Nguyễn Thị Nhít ngụ ấp Long An A, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thả hơn 15.000 con cá lóc giống.

Sau gần một năm thực hành nuôi heo, gà trên nền mùn cưa, nhiều hộ nông dân ở Lâm Đồng không chỉ tiết kiệm đáng kể nguồn vốn đầu tư chuồng trại, mà còn giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường từ nguồn phân thải, phòng chống hiệu quả các dịch bệnh phát sinh trên từng vật nuôi.

Sáng 24/6, ông Nguyễn Văn Tuân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai, cho biết: Trước thông tin khoai tây hồng nhập khẩu từ Trung Quốc bị cơ quan chức năng TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng phát hiện có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế, buộc phải tiêu hủy, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường nhân lực kiểm dịch khoai tây hồng nhập khẩu tại Cửa Quốc tế khẩu Lào Cai.