Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vai trò vốn tín dụng

Vai trò vốn tín dụng
Publish date: Saturday. September 19th, 2015

Đến tháng 7/2015, huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã có 2 xã đạt chuẩn NTM là Phú Thịnh và Nam Cát Tiên. Tân Phú đang đề ra mục tiêu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM trước khi kết thúc năm nay và huyện đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2018.

Là một huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, nên Tân Phú có nhiều cái khó so với các huyện khác trong việc thực hiện các tiêu chí NTM, nhất là các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng, thu nhập... Bởi vậy, vốn tín dụng đã đóng góp một phần không nhỏ trong công tác xây dựng NTM ở huyện này.

Theo UBND huyện Tân Phú, đến đầu tháng 7/2015, tổng vốn đầu tư cho chương trình NTM trên địa bàn huyện đã đạt 4.523 tỷ đồng, thì trong đó, tín dụng nông thôn đã chiếm tới 3.806 tỷ đồng. 

Ông Phạm Thành Dũng, PGĐ Agribank chi nhánh Tân Phú, cho biết, người dân trong huyện vay vốn xây dựng NTM chủ yếu là đóng góp cho việc làm đường. Phần lớn các hộ vay khoảng 7-8 hoặc 10 triệu đồng, hộ vay cao nhất lên tới 20 triệu đồng, để đóng góp vào việc xây dựng giao thông nông thôn.

Để thuận tiện cho nông dân và cho cả phía ngân hàng, ở các xã thuộc huyện Tân Phú đã hình thành nhiều tổ vay vốn theo từng ấp để xây dựng NTM, mà trưởng ấp cũng đồng thời là tổ trưởng tổ vay vốn. Nhờ vậy, phong trào vay vốn đóng góp xây dựng giao thông nông thôn, làm hệ thống điện... đã lan rộng trên địa bàn nhiều ấp, xã của huyện Tân Phú. Qua đó, giúp cho bộ mặt nông thôn có sự đổi thay rõ rệt.

Ở huyện Định Quán, phong trào vay vốn đóng góp xây dựng NTM cũng đang thu hút được sự tham gia của nhiều hộ nông thôn. Vay vốn theo tổ để đóng góp xây dựng NTM cũng đang là một mô hình hay ở huyện này.

Bởi theo ông Phạm Văn Sơn, GĐ Agribank chi nhánh Định Quán, tổ vay vốn giúp cho cán bộ tín dụng rút ngắn đáng kể thời gian thẩm định. Nếu như các hộ vay vốn riêng lẻ, mỗi ngày một cán bộ tín dụng giỏi lắm thẩm định được 3-4 hộ. Còn vay vốn theo tổ, mỗi ngày một cán bộ tín dụng có thể thẩm định được 30-40 hộ.

Bà Thi Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Vinh (huyện Định Quán), cho biết, khi nông dân vay vốn xây dựng NTM theo tổ liên đới, tổ trưởng tổ vay vốn sẽ có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc các hộ sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Chính nhờ vậy, ngân hàng yên tâm hơn khi cho nông dân vay vốn đóng góp xây dựng NTM, còn nông dân hầu như không có chuyện nợ quá hạn.

Vốn tín dụng cũng đang góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, hình thức tổ chức SX... ở các huyện Tân Phú và Định Quán, bởi đã và đang ngày càng có nhiều hộ nông dân mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào các loại cây, con có giá trị cao, phát triển SX theo quy mô trang trại.

Ông Hứa Văn Chung ở ấp 4, xã Núi Tượng (huyện Tân Phú) là một trong những điển hình như vậy. Trước đây, ông Chung sinh sống bằng nghề trồng cà phê. Đến năm 2010, do vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, giá cà phê lại bấp bênh, ông quyết định chuyển sang trồng quýt. Lúc đầu, ông sử dụng nguồn vốn tích lũy được sau nhiều năm trồng cà phê.

Sau vài năm, thấy quýt mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, ông Chung đã mạnh dạn "gõ cửa" Agribank và được cho vay 350 triệu đồng.

Nhờ nguồn vốn này, ông đã mở rộng quy mô vườn quýt lên tới trên 2 ha. Với diện tích như trên, cứ 2 tháng, ông Chung lại thu được chừng 3 tấn quýt, bán được khoảng 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lời tới 70 triệu đồng.

Nhờ đó, gia đình ông trở nên khá giả. Không những thế, nhờ có sản lượng tương đối khá, quýt của ông không chỉ được tiêu thụ ở gần, mà còn được đưa đi xa ra Huế, Hà Nội với giá bán cũng cao hơn.

Theo ông Bùi Huy Đệ, GĐ Agribank chi nhánh Tân Phú, hiện có khá nhiều hộ nông dân trên địa bàn đang vay vốn đầu tư trồng cây ăn trái, với mức vay khoảng 400-500 triệu đồng. Đặc biệt, có 1 hộ đã vay tới 15 tỷ đồng để đầu tư trồng cây ăn trái quy mô lớn. Hộ này không chỉ trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện mà còn đầu tư ở các huyện khác trong tỉnh và sang cả Lâm Đồng để trồng cây ăn trái.

Ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tượng, cho biết, trên địa bàn xã, đang xuất hiện nhiều mô hình trồng cây ăn trái, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, mà trong đó, có sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn tín dụng cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo..., tại nhiều xã thuộc huyện Định Quán.

Đặc biệt, trên địa bàn huyện, đã hình thành mô hình SX ca cao theo chuỗi giá trị do Cty Trọng Đức thực hiện, mà trong đó có phần đóng góp quan trọng của vốn tín dụng. Hiện nay, chuỗi giá trị ca cao có diện tích 326 ha. Nhằm đảm bảo cho nông dân trồng ca cao có lãi và yên tâm gắn bó với loại cây này, ngoài việc hỗ trợ cây giống, quy trình SX...

Cty Trọng Đức đã đề ra chính sách thu mua với giá sàn là 4.000 đ/kg. Để có vốn thu mua ca cao trên toàn bộ vùng nguyên liệu, đồng thời đầu tư các dây chuyền SX những sản phẩm giá trị gia tăng từ hạt ca cao, Cty Trọng Đức đã vay của Agribank khoản vốn tới 10 tỷ đồng.

Đến nay, các sản phẩm chế biến sâu như bột ca cao, rượu ca cao, chocolate..., đã có thị trường tiêu thụ. Ông Đặng Tường Khanh, GĐ Cty Trọng Đức, cho biết, các sản phẩm chế biến sâu của Cty đã làm gia tăng lợi nhuận từ hạt ca cao lên thêm tới 60%.


Related news

Để Nghề Nuôi Nghêu Gò Công Trở Lại Thời Hoàng Kim Để Nghề Nuôi Nghêu Gò Công Trở Lại Thời Hoàng Kim

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.

Tuesday. November 4th, 2014
Sản Lượng Lương Thực Vụ Hè Thu Đạt Trên 297,5 Ngàn Tấn Sản Lượng Lương Thực Vụ Hè Thu Đạt Trên 297,5 Ngàn Tấn

Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.

Tuesday. November 4th, 2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Cán Đích Ngoạn Mục Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Cán Đích Ngoạn Mục

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Giá trị XK thủy sản tháng 10 ước đạt 736 triệu USD, đưa giá trị XK 10 tháng đầu năm đạt 6,48 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,25% tổng giá trị XK. 9 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng với mức tăng tương ứng đạt 7,73%, 43,11% và 24,9%.

Tuesday. November 4th, 2014
Gỡ “Nút Thắt” Vốn Cho Nông Nghiệp Gỡ “Nút Thắt” Vốn Cho Nông Nghiệp

Để mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp cần phải khơi thông nguồn vốn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người nông dân. Đó đang là mục tiêu đặt ra không chỉ của ngành nông nghiệp mà cả nền kinh tế.

Tuesday. November 4th, 2014
Gặp Khó Trong Xây Dựng Giao Thông Nông Thôn Gặp Khó Trong Xây Dựng Giao Thông Nông Thôn

Đi trên con đường lởm chởm ổ gà nối về trung tâm xã, phần nào sẽ hiểu được nỗi vất vả của người dân ở ấp Long Hòa B. Ở đây, có đến 2 tuyến đường xuống cấp, mỗi tuyến dài 6-7km. Người dân bức xúc vì ngày ngày đi lại, đưa đón con cháu đi học, chuyện té xe trở thành bình thường khi buộc phải đi qua đoạn đường này.

Tuesday. November 4th, 2014