Sóc Trăng Nuôi Tôm Ngoài Khung Lịch Thời Vụ Phải Đảm Bảo Các Điều Kiện Quy Định
Theo khung lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp vụ nuôi tôm nước lợ hàng năm kết thúc vào 31/7, nhưng hiện người nuôi vẫn thả giống đối với các địa bàn có điều kiện thuận lợi.
Khung lịch thời vụ không thay đổi, việc nuôi tôm ngoài khung thời vụ không được khuyến khích, đặc biệt là đối với hộ nuôi nhỏ lẻ, những hộ nuôi không đủ điều kiện về hệ thống ao chứa chất thải, ao lắng lọc, những vùng nuôi không đủ điều kiện về nguồn nước phù hợp
Cuối vụ nuôi năm nay, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Sóc Trăng cho phép người nuôi tôm thả giống sau 31/7 trên cơ sở người nuôi đã tự thực nghiệm qua các vụ, những kinh nghiệm ứng phó với điều kiện thời tiết bất lợi trong mùa mưa bão.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh cho biết: “Nuôi tôm thì phải theo lịch thời vụ, kết thúc vào 7 là đúng nhưng chúng ta không cứng nhắc như thế vì chỉ mới đúng 1 phần đối với những vùng có cơ sở hạ tầng eo hẹp.
Cụ thể những năm gần đây người nuôi từ tháng 8 đến tháng 11 nuôi cũng có thắng lớn, cũng có thiệt hại lớn. Thất bại là những người nuôi không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật. Những hộ nuôi có điều kiện tốt thì vẫn thắng lợi. Nếu người nuôi thất bại thì dạy gì họ phải nuôi tiếp, họ sẽ không cần phải làm đơn xin phép”.
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng , các ngành chuyên môn cùng lãnh đạo huyện Trần Đề, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh đã có cuộc Hội Thảo để thống nhất các điều kiện về quản lý môi trường, chất lượng giống, các biện pháp xử lý bệnh, dịch bệnh đối với các cơ sở, trang trại có đủ điều kiện trên và chịu sự quản lý của ngành chức năng.
Vấn đề được các đại biểu bàn luận nhiều nhất vẫn là nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan và tiềm ẩn mầm bệnh. Không bỏ khung lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ của tỉnh, người nuôi ngoài lịch này phải tuân thủ nghiêm các quy định tại Thông Tư số 45/2010 của Bộ NN&PTNT.
Ông Quách Văn Nam, GĐ Sở NN&PTNT Sóc Trăng nhấn mạnh: “Tôm thì rất nhạy cảm trước diễn biến thời tiết nên khung lịch thời vụ thì phải được tuân thủ, đó là điều nhất định. Thực tế bà con vẫn nuôi sau thời gian quy định từ sau tháng 7, nói cách nào đó là vi phạm nhưng cũng phải xem xét lại những yếu tố liên quan, tỉnh cũng giao cho sở có thẩm quyền xử lý vấn đề này.
Còn đối với người nuôi ngoài khung lịch thời vụ phải đảm bảo an toàn về dịch bệnh, về tác động môi trường và chịu sự giám sát chặt chẻ của ngành chuyên môn làm thế nào để người nuôi có hiệu quả, phải đảm bảo các quy định an toàn. Chúng tôi chọn HH tôm là vì ở đây có đủ điều kiện. Hôm nay chúng tôi có mời cả chi cục quản lý môi trường, TT quang trắc để cùng phối hợp”.
Trước mắt, Sở NN&PTNT thống nhất với các cơ sở, trang trại nuôi tôm ở Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, trên cơ sở đáp ứng các quy định an toàn, chịu sự giám sát chặt chẽ của ngành chuyên môn. Riêng ngành Nông Nghiệp sẽ tập trung vào công tác quản lý chất lượng giống, kiên quyết xử lý các vi phạm về an toàn môi trường vệ sinh thú y ở các vùng nuôi.
Ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi Cục Thú Y cho biết: “Tôi đồng tình với hộ nuôi, trang trại nuôi có đủ điều kiện… Người nuôi sau tháng 7 thì phải có cam kết cụ thể về quản lý an toàn dịch bệnh, cam kết về môi trường, chịu sự quản lý, giám sát”.
Ths Lâm Ánh Tiên, Phó Phòng KT Trung Tâm khuyến Nông Sóc Trăng cho rằng: “Công tác quản lý tuy chặt nhưng chúng ta rất khó quản lý triệt để, vấn đề là ý thức, theo toi đây là vấn đề bàn bạc sâu, có giải pháp quản lý chặt chẽ . Người nuôi phải có thức tốt trong bảo đảm an toàn về môi trường, về khả năng quản lý dịch bệnh để không được lây nhiễm từ vụ này qua vụ khác và giảm áp lực từ môi trường”.
Đây là quyết định chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ, mục tiêu căn bản nhất là hướng người nuôi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao quy trình kỹ thuật, trước một vùng nuôi còn nhỏ lẻ, trình độ kỹ thuật không đồng đều, chưa quan tâm nhiều đến tính an toàn và bền vững.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT để nghị người nuôi tôm phải tuân thủ khuyến cáo của khung lịch thời vụ, đối với hộ nuôi ngoài khung lịch này phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn dịch bệnh, không làm ảnh hưởng đến chất lượng vùng nuôi.
Related news
Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...
Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.
Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…
Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.
Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.