Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng
Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.
Kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ - môi trường cho thấy, 10 mẫu nông sản trên đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước đó, đầu tháng 3/2014, sau khi nhận được thông tin dứa tươi tại 2 xã Sa Lông và Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có dư lượng thuốc BVTV và chất bảo quản, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản lấy 13 mẫu ngẫu nhiên tại 2 địa bàn nói trên đi kiểm tra phân tích đều không phát hiện dứa có dư lượng thuốc BVTV. Kết quả đó đã được đơn vị thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần trấn an dư luận, trả lại “thương hiệu” cho sản phẩm dứa Mường Chà.
Bà Hà Thị Thúy, Chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản cho biết: Để các hộ kinh doanh và nông dân nắm được quy trình sản xuất an toàn, hàng năm Chi cục tổ chức hàng chục lớp tập huấn kiến thức đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho bà con; đồng thời, cấp giấy chứng nhận cho trên 400 người tham dự tập huấn tại TP. Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và TX. Mường Lay.
Thông qua công tác tập huấn tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người sản xuất, kinh doanh trong việc chấp hành pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm và thuỷ sản. Bên cạnh đó, Chi cục tích cực tuyên truyền qua việc phát tờ rơi tới người dân về kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm sản; phát hiện và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm...
Từ đó nâng cao ý thức trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Năm 2013, Chi cục xử lý vi phạm hành chính 21 trường hợp, chủ yếu vi phạm điều kiện kinh doanh, niêm yết giá; không có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển thức ăn theo quy định đối với từng loại sản phẩm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 31 triệu đồng.
Từ việc cơ quan chức năng xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, chủ các cửa hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động. Đến nay, trên 71,5% cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh (xếp loại A, B); 28,5% cơ sở xếp loại C, giảm 9,4% so với năm 2013.
Qua việc triển khai kiểm tra, giám sát, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu về chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua, cho thấy tình trạng sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản đúng quy định, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng.
Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-n%C3%B4ng-s%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BA%A3m-b%E1%BA%A3o-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ti%C3%AAu-d%C3%B9ng
Related news
Nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Preyveng - Campuchia, từ nhiều năm qua, chợ Hồng Ngự giao thương mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại nhộn nhịp, đặc biệt hàng hóa nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng...
Cùng đồng lòng xây dựng HTX Lộc Phát ở xã Phú Hội, Đức Trọng, hơn chục hộ nông dân đã tạo nên một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 2 sản phẩm chủ lực là nấm bào ngư và xà lách xoong. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Lộc Phát đang trên đường cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình thành viên.
Ngày 7/7, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) tiến hành thả nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất tại hộ ông Huỳnh Thanh Hoài ở thôn Phú Long, xã An Mỹ. Đây là mô hình được chọn làm điểm trình diễn, nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm cho nông dân có nhu cầu nuôi loại cá này.
Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.
Cũng theo quy định này, các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, 24 tháng liền không sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ; không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước; không thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... sẽ bị thu hồi mặt nước đã giao.