Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu nông sản, khoáng sản giảm cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu nông sản, khoáng sản giảm cả về lượng và giá trị
Publish date: Wednesday. October 7th, 2015

Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng qua ước đạt gần 120,7 tỉ USD (bằng 73,1% mục tiêu kế hoạch), tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương với 10,6 tỷ USD).

Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt hơn 82,2 tỷ USD, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 35,5 tỷ USD.

Như vậy, KNXK bình quân trong 9 tháng đầu năm ước đạt 13,4 tỷ USD/tháng, 9 tháng có 24 mặt hàng có KNXK trên 1 tỷ USD.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng KNXK chung.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.

Giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của nhóm nông thủy sản giảm so với cùng kỳ đã làm giảm 53 triệu USD KNXK của nhóm.

Biến động về lượng xuất khẩu của nhóm cũng làm giảm 842 triệu USD KNXK của nhóm. Tính chung sự biến động của cả giá và lượng của nhóm nông sản đã làm giảm 895 triệu USD KNXK.

KNXK của nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,9 tỷ USD, giảm 45,5% so với cùng kỳ.

KNXK của nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,9 tỷ USD, chiếm gần 3,2% trong tổng KNXK, giảm 45,5% so với cùng kỳ.

Trong số 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm có dầu thô và xăng dầu có lượng xuất khẩu tăng nhẹ.

Các mặt hàng như than đá, quặng và khoáng sản khác lượng xuất khẩu đều giảm. Dầu thô và xăng dầu đều có giá xuất khẩu bình quân giảm cho ảnh hưởng giảm của giá dầu thế giới.

Trong 9 tháng qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường châu Á có mức tăng trưởng 8,1% chiếm tỷ trọng cao nhất  trong các khu vực thị trường, tập trung vào các nước như Indonesia, Lào, Myalmar, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong...

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này vẫn là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như sợi dệt các loại, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại, sắt thép, thủy sản, cà phê, giày dép, hạt điều...

Về nhập khẩu, KNNK từ thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 80%, tập trung từ các nước Đông Á và Trung Quốc.

Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá 9 tháng ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 73,3 tỷ USD, tăng 20,7% chiếm tỷ trọng 58,8% tổng KNNK cả nước; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt gần 51,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 41,2% tổng KNNK cả nước, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2014 .

Nhóm hàng hoá cần nhập khẩu trong 9 tháng ước khoảng 110 tỷ USD, đặc biệt tăng mạnh là hạt điều, ngô và một số mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ giấy, phôi thép, sản phẩm điện tử, linh kiện...

Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu có KNNK tăng chủ yếu ở mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô. Riêng nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu có KNNK giảm nhưng lại tăng mạnh ở mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi.1

Từ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 tháng qua cho thấy, nhập siêu 9 tháng năm 2015 ước khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu, riêng trong tháng 9 ước nhập siêu 100 triệu USD.

Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,9 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 15,8 tỷ USD.

Theo mục tiêu kế hoạch KNXK năm 2015 của Bộ Công Thương là tăng 10% so với năm 2014 (đạt 165 tỷ USD). Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, KNXK mới chỉ đạt gần 120,7 tỷ USD, bằng 73,2% kế hoạch năm (9 tháng năm 2014 đạt 75,4% kế hoạch năm), như vậy bình quân mỗi tháng cuối năm phải đạt hơn 14,7 tỷ USD.

Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan, Bộ, ngành cần có các giải pháp quyết liệt nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu để đạt được mục tiêu kế hoạch về KNXK.

Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng qua ước đạt gần 120,7 tỉ USD (bằng 73,1% mục tiêu kế hoạch), tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương với 10,6 tỷ USD).

Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt hơn 82,2 tỷ USD, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 35,5 tỷ USD.

Như vậy, KNXK bình quân trong 9 tháng đầu năm ước đạt 13,4 tỷ USD/tháng, 9 tháng có 24 mặt hàng có KNXK trên 1 tỷ USD.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng KNXK chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.

Giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của nhóm nông thủy sản giảm so với cùng kỳ đã làm giảm 53 triệu USD KNXK của nhóm.

Biến động về lượng xuất khẩu của nhóm cũng làm giảm 842 triệu USD KNXK của nhóm. Tính chung sự biến động của cả giá và lượng của nhóm nông sản đã làm giảm 895 triệu USD KNXK.

KNXK của nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,9 tỷ USD, giảm 45,5% so với cùng kỳ.

KNXK của nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,9 tỷ USD, chiếm gần 3,2% trong tổng KNXK, giảm 45,5% so với cùng kỳ.

Trong số 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm có dầu thô và xăng dầu có lượng xuất khẩu tăng nhẹ.

Các mặt hàng như than đá, quặng và khoáng sản khác lượng xuất khẩu đều giảm. Dầu thô và xăng dầu đều có giá xuất khẩu bình quân giảm cho ảnh hưởng giảm của giá dầu thế giới.

Trong 9 tháng qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường châu Á có mức tăng trưởng 8,1% chiếm tỷ trọng cao nhất  trong các khu vực thị trường, tập trung vào các nước như Indonesia, Lào, Myalmar, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong...

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này vẫn là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như sợi dệt các loại, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại, sắt thép, thủy sản, cà phê, giày dép, hạt điều...

Về nhập khẩu, KNNK từ thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 80%, tập trung từ các nước Đông Á và Trung Quốc.

Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá 9 tháng ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 73,3 tỷ USD, tăng 20,7% chiếm tỷ trọng 58,8% tổng KNNK cả nước; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt gần 51,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 41,2% tổng KNNK cả nước, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2014 .

Nhóm hàng hoá cần nhập khẩu trong 9 tháng ước khoảng 110 tỷ USD, đặc biệt tăng mạnh là hạt điều, ngô và một số mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ giấy, phôi thép, sản phẩm điện tử, linh kiện... Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu có KNNK tăng chủ yếu ở mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô.

Riêng nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu có KNNK giảm nhưng lại tăng mạnh ở mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi.

Từ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 tháng qua cho thấy, nhập siêu 9 tháng năm 2015 ước khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu, riêng trong tháng 9 ước nhập siêu 100 triệu USD. Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,9 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 15,8 tỷ USD.

Theo mục tiêu kế hoạch KNXK năm 2015 của Bộ Công Thương là tăng 10% so với năm 2014 (đạt 165 tỷ USD).

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, KNXK mới chỉ đạt gần 120,7 tỷ USD, bằng 73,2% kế hoạch năm (9 tháng năm 2014 đạt 75,4% kế hoạch năm), như vậy bình quân mỗi tháng cuối năm phải đạt hơn 14,7 tỷ USD.

Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan, Bộ, ngành cần có các giải pháp quyết liệt nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu để đạt được mục tiêu kế hoạch về KNXK.


Related news

Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.

Friday. April 24th, 2015
Cây bắp lai ngự trị trên đất lúa kém hiệu quả Cây bắp lai ngự trị trên đất lúa kém hiệu quả

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi 642 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại màu, đến nay huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi được 141ha đất giồng cát, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 02 vụ màu – 01 vụ lúa, hoặc chuyên sản xuất cây màu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân tại các khu vực này.

Friday. April 24th, 2015
Giá lúa gạo giảm Giá lúa gạo giảm

Giá nhiều loại lúa, gạo hiện giảm bình quân khoảng 100 - 150 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tuần.

Friday. April 24th, 2015
Nữ doanh nhân trên vùng cát Nữ doanh nhân trên vùng cát

Sau thời gian chịu khó học hỏi và đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế mới, giờ đây gia đình chị Phạm Thị Liên ở thôn Tú Loan 2, xã Quảng Hưng (Quảng Trạch - Quảng Bình) đã có một cuộc sống đủ đầy, mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng từ trang trại nuôi đà điểu...

Friday. April 24th, 2015
Chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả và định hướng Chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả và định hướng

Chăn nuôi quy mô nông hộ đang là hình thức phổ biến trên địa bàn tỉnh Dak Lak. Mô hình này đã giúp cải thiện thu nhập cho nhiều gia đình ở nông thôn, nhưng cũng phát sinh nhiều mối nguy về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường...

Friday. April 24th, 2015