Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tưới tiết kiệm lợi tiền tỷ

Tưới tiết kiệm lợi tiền tỷ
Publish date: Sunday. November 8th, 2015

Nhờ hệ thống tưới tự động nhỏ giọt, 20 ha tiêu của ông Sang luôn xanh tốt

Không cần sử dụng nhiều nước, phân bón, không tốn công tưới nước, bón phân, vườn hồ tiêu của ông Sang vẫn được cung cấp đầy đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết.

Đó là hiệu quả mà hệ thống tưới nhỏ giọt Netafim theo công nghệ của Israel được áp dụng.

Ông Sang có hơn 20 ha hồ tiêu đang bước sang năm thứ 3 của giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Trước kia, ông áp dụng hình thức tưới tràn, tốn nhiều nước và công sức vì phải kéo vòi dài hàng trăm mét, trong khi đó nguồn nước ngày một khan hiếm.

Dẫn chúng tôi ra thăm trang trại trồng hồ tiêu áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt Netafim, điều dễ nhận thấy là cây tiêu phát triển đều, mọc chồi khỏe, ít sâu bệnh và ít bị sốc hơn do thường xuyên được giữ ẩm.

Tưới nhỏ giọt không chỉ tiết kiệm 50% lượng nước, mà còn giảm chi phí nhân công, giúp chủ động tưới.

Ông Sang cho hay, trước đây, bước vào 5 tháng mùa khô là hầu như ngày nào vườn tiêu cũng cần phải tưới.

Mỗi lần tưới tràn, ông thường phải thuê tới 18 công lao động tưới trong vòng một ngày.

Chỉ tính riêng tiền công, mỗi ngày tưới vườn, ông tốn đến 2.700.000 đồng.

Bên cạnh đó, cứ 10 ngày là 18 công nhân lại tiến hành bón phân, phun thuốc định kỳ.

Tính ra mỗi năm tiêu tốn 600 - 700 triệu tiền công lao động.

Nhận thấy việc SX hồ tiêu tốn quá nhiều chi phí nhân công, ông Sang mạnh dạn đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt.

Chỉ sau một thời gian ngắn, phương pháp tưới nhỏ giọt đã mang lại hiệu quả.

Trung bình mỗi ngày 30.000 gốc tiêu cần 300m3 nước.

Mỗi chiếc máy bơm nước có công tưới nhỏ giọt 30 m3/giờ, với 2 chiếc máy bơm hiện có, chỉ cần một công nhân vận hành, trong vòng 5 giờ, 20 ha tiêu đã được cung cấp nước đầy đủ.

Ông Sang phân tích, nhiều người tưởng tưới nhỏ giọt thì lâu, nhưng thực ra lại nhanh hơn tưới tràn, bởi khi tưới tràn thì mỗi người phải cầm 1 vòi bơm dịch hết cây này sang cây khác, trong khi chỉ cần vặn van điều khiển một cái, hệ thống tưới nhỏ giọt có thể phục vụ một lúc đến 30.000 gốc tiêu, thời gian tưới ngắn hơn so với tưới tràn.

“Vào mùa khô, việc đi thuê người tưới 150 - 200 nghìn đồng/ngày nhưng rất khó khăn.

Bây giờ tưới nhỏ giọt, chỉ cần một người vận hành, mở van một cái là hệ thống tự động tưới cho cả 20 ha, không cần phải mất tiền thuê nhân công và mỗi lần tưới cũng chỉ cần một ngày là xong”, ông Sang nói.

Theo ông Sang, ưu điểm của việc áp dụng tưới nhỏ giọt là độ ẩm mỗi gốc tiêu được cung cấp như nhau nên vườn tiêu sinh trưởng và phát triển rất đồng đều.

Ngoài ra, ông còn có thể kết hợp nhiều biện pháp chăm sóc thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt như hòa tan các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, tưới phân vi sinh dạng lỏng, phân bón hóa học.

Trung bình trên mỗi gốc tiêu, hằng năm ông sử dụng 600 gram phân bón.

Việc bón phân được ông thực hiện theo phương thức truyền thống là bón phân trên mặt đất.

Tuy nhiên, với hệ thống tưới nhỏ giọt này, phân bón sẽ được hòa tan vào các bể chứa, sau đó được máy bơm đưa đến trực tiếp bộ phận rễ của cây theo một tỉ lệ đã được định mức trước là 1 gram phân bón/cây.

Cứ như thế, mỗi gốc tiêu sẽ được hưởng trung bình mỗi ngày 1 gram phân đều như nhau.

Hệ thống pha trộn phân bón, thuốc BVTV của ông Sang

Trong hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ vùng rễ mới được làm ướt bởi đầu tưới nên các loại phân bón đạt hiệu quả sử dụng lên đến 90%.

Vùng rễ được cung cấp nước theo dạng thẩm thấu từng giọt nên rất tơi xốp, tăng khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng.

Từ đó, giúp bà con nông dân tiết kiệm được 30 - 40% lượng phân bón, 30% lượng nước so với phương pháp tưới tràn và bón phân trên mặt đất.

Cũng theo ông Sang, nguồn nước tưới bây giờ tại địa phương chỉ có thể trông chờ vào các hồ chứa nhỏ trong vùng và một số khoan giếng ngầm.

Tới tháng 3 hằng năm, các hồ nhỏ và nguồn nước ngầm gần như cạn kiệt nước, người nông dân thường không chủ động được nước tưới cho cây trồng.

Vì vậy, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm theo phương pháp nhỏ giọt vào SX là việc làm rất cần thiết.

“Đối với cây hồ tiêu, kinh phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt này là 50 triệu đồng/ha, thời hạn sử dụng từ 7 - 10 năm.

Tuy nhiên, đối với nhiều loại cây trồng khác, nếu áp dụng cách tưới này, chi phí lắp đặt sẽ thấp hơn.

Để đảm bảo thấm sâu đạt yêu cầu, hệ thống tưới có thể bố trí thành từng khu vực để tưới lặp lại 2 giờ/lần, được lắp ngầm dưới lòng đất.

Sau 6 - 8 tiếng tưới nhỏ giọt, độ ngấm nước toàn vườn có thể đạt sâu trên 30cm, sâu hơn cả so với tưới tràn như trước đây”, ông Sang cho biết thêm


Related news

Liên kết nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi Liên kết nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi

Tại TP Cần Thơ, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị "Đánh giá Công tác Giống vật nuôi tại các tỉnh ĐBSCL". Nhiều đại biểu khẳng định, không thể "bỏ quên", thậm chí phải hết sức quan tâm đến công tác giống vật nuôi trong bối cảnh đề án tái cơ cấu nông nghiệp đang triển khai tích cực. Xuất phát từ thực tế đó, những vấn đề liên quan, đặc biệt là những "mảng tối" trong công tác sản xuất, kinh doanh và quản lý giống vật nuôi ở ĐBSCL đã được đưa ra bàn thảo.

Monday. July 6th, 2015
Hỗn loạn thị trường thức ăn chăn nuôi bổ sung Hỗn loạn thị trường thức ăn chăn nuôi bổ sung

Hiện nay, trên thị trường có khoảng từ 50 - 60 Cty sản xuất các sản phẩm bổ sung là có đăng ký sản xuất, còn những Cty "lôm côm" thì nhiều vô kể.

Monday. July 6th, 2015
Gà chín cựa trên đất Tổ Gà chín cựa trên đất Tổ

Gà được thả hoàn toàn tự nhiên, sáng kiếm ăn trong rừng, tối về gốc cây ven nhà để ngủ, muốn bắt đãi khách phải dùng… chài

Monday. July 6th, 2015
Mô hình chăn nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu Mô hình chăn nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu

Bằng nguồn vốn địa phương, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Trà Vinh đã triển khai mô hình nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu tại Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang với số lượng con giống 500 con/02 hộ dân tham gia.

Monday. July 6th, 2015
Chống nóng cho vật nuôi Chống nóng cho vật nuôi

Nắng nóng cao độ kéo dài, không chỉ con người mà đến cả vật nuôi ở Bình Định đều “há hốc mồm” khiến người chăn nuôi lo âu.

Monday. July 6th, 2015