Khóm tăng giá, nông dân thu lãi khá

Với giá này, mỗi ha khóm đạt giá trị sản xuất khoảng 100 triệu đồng, trong đó nông dân lãi từ 50 - 60% tổng giá trị.
Ông Sáng cho biết, gia đình ông canh tác 10 ha khóm.
Trong tháng trước đã thu hoạch khoảng 15 tấn.
Từ nay đến cuối tháng, ông dự kiến thu hoạch thêm từ 10 - 15 tấn khóm, giá trị thu về từ 60 - 90 triệu đồng.
Nhờ nguồn lợi từ cây khóm mà những nông dân vào lập nghiệp trong vùng đất mới như ông Sáng đã ổn định được cuộc sống, tạo dựng nên cơ nghiệp bền vững.
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, địa phương đã hình thành được vùng khóm chuyên canh gần 16.000 ha, lớn nhất tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, nông dân đã thu hoạch được gần 13.500 ha khóm, năng suất bình quân 19,6 tấn/ha và sản lượng thu hoạch gần 263.000 tấn khóm thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Related news

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.

Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.

Vài năm trở lại đây nhu cầu ớt xuất khẩu sang các nước châu Á như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc tăng mạnh nên giá ớt luôn ở mức khá cao.