Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại huyện đảo Phú Quốc cho thu nhập cao
Thanh long ruột đỏ đang phát huy lợi thế và hiệu quả kinh tế tại các tỉnh thành trong cả nước như: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long… và giờ đây đang phát huy lợi thế tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Ông Lê Minh Phong là người tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng tại đất đảo Phú Quốc.
Hiện ông là chủ nhân của mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc.
Ông cho biết, so với thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ có trái tuy nhỏ hơn nhưng chất lượng tốt hơn, vị ngọt đậm, ngon hơn thanh long ruột trắng nên được nhiều người ưa dùng.
Hiện tại, trồng thanh long ruột đỏ không lo về đầu ra vì sản lượng chưa đủ nhu cầu cho người tiêu dùng tại địa phương và khách du lịch đến huyện đảo.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây thanh long ruột đỏ, ông Phong cho biết, thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh.
Mật độ trồng 1.600 trụ/ha (hàng cách hàng x cây cách cây là 2,5m x 2,5m), Từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu là 15 tháng; thanh long ruột đỏ trồng tại Phú Quốc cho trái tự nhiên từ tháng 3 đến tháng 8 (âm lịch), nếu không chong đèn thanh long cho 6 - 7 đợt trái/năm.
Trồng thanh long ruột đỏ tuy chi phí ban đầu nhiều hơn so với các loại cây trồng khác nhưng cho khai thác nhiều năm, lại không tốn nhiều công chăm sóc.
Ông Phong chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ của gia đình
Hiện tại vườn thanh long ruột đỏ của ông Phong có được 900 trụ đang cho thu hoạch.
Theo ông Phong, thanh long ruột đỏ trồng tại Phú Quốc có năng suất bình quân 24 tấn/ha/năm, với giá bán 20.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư chăm sóc, 1 ha thanh long ruột đỏ sẽ thu được lợi nhuận khoảng 320.000.000 đồng/năm.
Qua mô hình của ông Phong, bước đầu cho thấy thanh long ruột đỏ có khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng quả ngon khi trồng ở điều kiện thổ nhưỡng của Phú Quốc.
Thanh long ruột đỏ góp phần bổ sung giống cây trồng mới vào cơ cấu cây ăn quả của huyện.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, thanh long ruột đỏ chứng tỏ là loại cây ăn quả phù hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, góp phần tích cực vào việc xây dựng khu du lịch sinh thái huyện đảo.
Vì thế, các ngành chức năng cần nghiên cứu, hoàn thiện quy trình thâm canh cây TLRĐ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh phù hợp với điều kiện của huyện, làm cơ sở để áp dụng mở rộng mô hình trong thời gian tới.
Related news
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.
Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.
Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.