Tung Tin Đồn Hòng Mua Sắn Non

Trên địa bàn xã vùng sâu Lơ Ku, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), những tháng gần đây xuất hiện một số đối tượng tung tin đồn Trung Quốc sẽ không mua nông sản của Việt Nam, hòng lừa người dân bán sắn non cho họ.
Thông tin này làm cho nhiều hộ nông dân trong xã Lơ Ku hoang mang, lo lắng và họ đã báo chính quyền địa phương để xác minh. Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Đảng ủy xã Lơ Ku đã chỉ đạo cho chính quyền, mặt trận, các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân và tiến hành điều tra làm rõ.
Ông Trần Văn Bảy, nông dân ở thôn 2 (xã Lơ Ku), một trong nhiều hộ dân đã từng gặp và trao đổi với các đối tượng tung tin đồn cho biết, ban đầu họ gặp nông dân trong vùng và nói đi mua sắn non với giá từ 10 đến 15 triệu đ/ha. Nếu bà con không bán thì cuối năm 2014, Trung Quốc không mua sắn nữa và cho không cũng không ai thèm tới lấy. Nhờ cảnh giác cao nên bà con nông dân đã không đồng ý.
Theo tính toán của nông dân xã Lơ Ku, nếu 1 ha sắn được chăm sóc tốt, với giá bán khoảng 2.000 đ/kg sắn tươi thì sẽ thu về gần 25 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí. Trong khi đó, các thương lái chỉ mua với giá từ 10 đến 15 triệu đồng/ha.
Như vậy, động cơ của các thương lái này khi đưa ra thông tin trên để làm nhụt chí bà con, nhằm mua sắn non của nông dân với giá rẻ mạt. Với tính toán như vậy, mỗi ha sắn mà các đối tượng này mua được sẽ có lời từ 10 đến 15 triệu đồng/ha. Theo ghi nhận, hiện cây sắn đang là cây trồng chủ lực ở vùng Đông Gia Lai, giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ổn định.
Ngày 17/7, ông Hồ Xuân Dương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lơ Ku, cho biết: Sau khi nắm bắt được tình hình thì lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền phối hợp với mặt trận và các ban ngành, đoàn thể trong xã xuống các thôn, làng nắm bắt tình hình cụ thể.
Đồng thời, tuyên truyền, động viên bà con không nên tin vào những lời đồn thất thiệt và không bán sắn non cho các đối tượng trên, ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình. Đảng ủy xã Lơ Ku cũng đã chỉ đạo lực lượng Công an xã kiểm tra, xác minh các đối tượng, các thương lái để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trước đó, các thương lái Trung Quốc cũng đã đến các vùng chuyên canh của tỉnh Gia Lai để thu mua rễ, gốc cây hồ tiêu; thuê đất để trồng dưa hấu… một cách rất mơ hồ.
Related news

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.

Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.