Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Mua Tôm, Doanh Nghiệp Trong Nước Yếu Thế

Trung Quốc Mua Tôm, Doanh Nghiệp Trong Nước Yếu Thế
Publish date: Friday. April 5th, 2013

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng và được kéo lên cao nhất trong vòng 2 năm gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, doanh nghiệp “kêu” gặp khó do không thể cạnh tranh lại, thiếu nguyên liệu thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Mua tôm kiểu… Trung Quốc

Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Cafatex (Hậu Giang), cho biết kể từ đầu năm 2013 đến nay, thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh mua tôm nguyên liệu của Việt Nam mang về nước tiêu thụ.

“Không chỉ mua tôm có chất lượng tốt, Trung Quốc gom cả sản phẩm kém chất lượng, thậm chí họ còn yêu cầu nhà cung cấp bơm tạp chất vào tôm hay vào tận các nhà máy ở ĐBSCL để trả giá, cho doanh nghiệp hưởng lời bao nhiêu vậy đó để gom hàng giúp cho họ”, ông cho biết.

Trong khi đó, ông Chu Văn An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Cà Mau), cho biết thương nhân Trung Quốc vào tận các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL để mua nguyên liệu bằng hình thức nâng giá để cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp trong nước.

Theo ông An, thương nhân Trung Quốc mua tôm nguyên liệu, sau đó họ bơm tạp chất để làm tăng kích cỡ tôm (hay còn gọi là size) và xuất bán với giá cao hơn, trong khi đó, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chân chính của Việt Nam xuất sang Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc hoàn toàn không làm điều này, do đó, cạnh tranh không lại về giá mua tôm nguyên liệu với các thương nhân Trung Quốc.

Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn ở ĐBSCL phân tích, ví dụ hai “size” tôm liền nhau có giá bán ra của doanh nghiệp lần lượt là 100.000 đồng/kí lô gam và 115.000 đồng/kí lô gam. Nếu “size” tôm có giá bán ra là 100.000 đồng/kí lô gam, bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Trung Quốc phải mua vào với giá 85.000 - 90.000 đồng/kí lô gam thì khi bán ra mới có lãi (cạnh tranh công bằng). Tuy nhiên, thương nhân Trung quốc có thể mua cao hơn 5.000 - 10.000 đồng/kí lô gam do họ bơm tạm chất để nâng “size” tôm lên loại có giá 115.000 đồng/kí lô gam.

“Hai cỡ tôm liền nhau có giá chênh lệch 15.000 - 20.000 đồng/kí lô gam, thì họ (Trung Quốc) chích tạp chất vào để đẩy cỡ tôm lên, bán giá cao hơn, như vậy, có bao nhiêu tôm cũng chạy về họ hết”, ông An cho biết.

Doanh nghiệp gặp khó

Việc thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh mua tôm nguyên liệu đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam.

Ông Kịch của Cafatex cho biết: “Tôi được biết hiện có nhiều đơn hàng xuất đi Nhật và Mỹ của một số doanh nghiệp đã ký trước đó nhưng không có hàng để chế biến giao cho đối tác. Kể cả doanh nghiệp tôi, có nhiều đơn hàng bán cho Nhật nhưng không kiếm đâu ra nguyên liệu. Họ (Trung Quốc) gom hết trơn rồi, tôm lớn, tôm nhỏ gì cũng gom hết”.

Theo ông An, thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh mua tôm nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp chế biến tôm trong nước. “Công nhân mất việc, thị trường tiềm năng của mình như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… có nguy cơ chuyển hướng sang các nguồn cung cấp khác. Do đó, những doanh nghiệp sản xuất chế biến chân chính sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”, ông An cho biết.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau, loại 20 con/kí lô gam hiện có giá 240.000 – 245.000; loại 30 con/kí lô gam có giá 150.000 – 155.000 đồng/kí lô gam, đặc biệt, loại 15 con/kí lô gam có giá đến 310.000 – 320.000 đồng/kí lô gam, cao nhất 2 năm qua. Giá tôm nguyên liệu tăng cao theo đó giúp thu nhập của không ít hộ nông dân tại ĐBSCL được cải thiện.

Tuy nhiên, ông Kịch của Cafatex, cho biết làm ăn với Trung Quốc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. “Trung Quốc nâng giá thu mua 3 năm nhưng chỉ cần họ 1 năm hạ giá xuống là người sản xuất của Việt Nam cũng đủ chết rồi”, ông nói.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, về mặt nguyên tắc thị trường, ai mua cao thì bán cho người đó, tuy nhiên, về lâu dài, nếu thương nhân Trung Quốc tiếp tục gom tôm nguyên liệu của Việt Nam như hiện nay, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến tôm của Việt Nam.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu như kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc cả năm 2012 chỉ đạt trên 193 triệu đô la Mỹ, chiếm 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, thì chỉ 2 tháng đầu năm 2013 đạt trên 31,6 triệu đô la Mỹ


Related news

Nguồn Cá Đồng Tự Nhiên Ngày Một Giảm Nguồn Cá Đồng Tự Nhiên Ngày Một Giảm

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, chúng tôi đã thành lập đội kiểm tra liên ngành quản lý tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh. Ðối với hành khai thác, buôn bán cá non chúng tôi kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cá non.

Wednesday. July 16th, 2014
Cấp Bù Lãi Suất Phát Triển Thủy Sản Cấp Bù Lãi Suất Phát Triển Thủy Sản

Nếu mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm thì cấp bù theo lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố. Những năm tiếp theo, sẽ cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng cho vay với mức lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định.

Wednesday. July 16th, 2014
Bắc Giang Có Thêm Xã Cảnh Thụy, Đoan Bái Đạt Nông Thôn Mới Bắc Giang Có Thêm Xã Cảnh Thụy, Đoan Bái Đạt Nông Thôn Mới

Các xã này đều đạt đủ 19 tiêu chí quốc gia, trong đó có nhiều tiêu chí đạt cao như: Tỷ lệ cứng hóa đường giao thông trục xã, liên xã đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người từ 23 đến gần 26 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; không có nhà tạm, nhà dột nát; tất cả các thôn đều có nhà văn hóa đạt chuẩn...

Friday. December 5th, 2014
Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Khâu Thu Hoạch Và Sau Thu Hoạch Lúa Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Khâu Thu Hoạch Và Sau Thu Hoạch Lúa

Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.

Wednesday. July 16th, 2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Dự Kiến Đạt 7,8 Tỷ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Dự Kiến Đạt 7,8 Tỷ USD

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Nếu như tổng xuất siêu của cả ngành nông nghiệp nước ta tính đến hết tháng 11/2014 đạt 8,2 tỷ USD thì xuất siêu từ riêng ngành thủy sản đã chiếm hơn 5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến thời điểm hiện nay đã đạt 7,2 tỷ USD và dự kiến sẽ cán đích 7,8 tỷ USD trong năm 2014.

Friday. December 5th, 2014