Thêm nhà máy công suất 400.000 tấn thức ăn chăn nuôi
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 8,3 ha, tổng vốn đầu tư trên 294,5 tỷ đồng, công suất gần 400.000 tấn/năm.
Theo đánh giá, thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phát triển khá nhanh, với mức tăng trưởng trung bình từ 10 - 13%/năm. Việt Nam hiện đứng đầu khối ASEAN và đứng thứ 12 thế giới về sản lượng SX thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Giới chuyên gia khá lạc quan về khả năng tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2015, khi đặt ra mục tiêu giá trị SX toàn ngành sẽ tăng từ 5 - 5,6% so với năm 2014.
Hiện tại, nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam khoảng 16 triệu tấn/năm, trị giá khoảng 6 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, con số này có thể lên đến 25 - 26 triệu tấn/năm, với trị giá hàng chục tỷ USD.
Mặc dù lợi nhuận trung bình của ngành thức ăn chăn nuôi hiện nay chỉ từ 4 - 5%, thấp hơn nhiều so với mức vài chục phần trăm như trước đây, nhưng các nhà đầu tư Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan… vẫn đẩy mạnh đầu tư, mở rộng và xây dựng NM chế biến thức ăn chăn nuôi, tiến sâu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Related news
Trong suốt một tuần qua (từ cuối tháng 9 đến nay - 4.10), hàng trăm hộ dân vùng chè Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) - vùng trà ô long số một của Việt Nam, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nơi tiêu thụ chè ô long nguyên liệu.
Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.
“Bây giờ dịch bệnh dữ lắm nên 3 ngày là tôi pha trộn 3-4 thứ thuốc để phun một lần, và sau mỗi lần phun là tôi đổi thuốc mới để tránh bị “lờn”… thuốc” - anh Lê Văn Kề (ấp Long Bình, Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) khiến chúng tôi chết lặng khi cho biết quy trình thu hoạch ớt là 4 ngày/lần.
Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của Việt Nam nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.