Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Cá Nam, Giá Cá Thấp, Thu Nhập Ngư Dân Giảm Một Nửa

Vụ Cá Nam, Giá Cá Thấp, Thu Nhập Ngư Dân Giảm Một Nửa
Publish date: Friday. August 23rd, 2013

Ông Nguyễn Hạnh có thâm niên đánh bắt, thành viên Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội (Bình Thuận) có 2 chiếc tàu công suất lớn: 285 CV, 485 CV với hơn 20 thuyền viên hành nghề câu khơi. Vụ cá nam này, 2 chiếc đều bám biển ngoài khơi, nhà giàn DK1, phía Nam đảo Côn Sơn hơn cả tháng, khai thác được 3- 4 tấn cá các loại có giá trị như: cá cam, ngừ, hà lan, sơn đỏ nhưng giá cá bán tại cảng La Gi hạ làm thu nhập giảm sút.

Ông Hạnh tính, mỗi loại cá giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so cùng kỳ. Vụ cá nam năm trước, cá cam giá 50.000 đồng, nay còn 40.000 đồng/kg; cá hà lan 50.000 – 60.000 ngàn đồng xuống 35.000 – 50.000 đồng/kg; cá đổng 68.000 – 70.000 đồng còn 53.000 đồng/kg.

Trong khi phí tổn đi biển đều tăng, nên thu nhập của thuyền viên giảm hơn một nửa so năm ngoái; cả tháng đi biển mỗi người chỉ được 3 - 4 triệu đồng so trước đây từ 9 - 10 triệu đồng… Ở Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội, ông Nguyễn Trúc, chủ tàu, thuyền trưởng tàu đánh bắt xa bờ cũng cho biết thêm: “Tàu cá của gia đình tôi với công suất gần 500CV chuyên hoạt động khai thác tại các vùng biển Trường Sa. Mỗi đợt khai thác kéo dài từ 1 - 2 tháng nên chi phí rất lớn.

Nếu như trước kia, mỗi chuyến khai thác chi phí khoảng 400 - 500 triệu đồng thì nay do giá xăng dầu và các chi phí khác đều tăng, nên mỗi chuyến khai thác phải tăng thêm chi phí cả 100 triệu đồng. Nhưng tương tự giá cả ở bờ, giá cá bán cho các tàu dịch vụ ngoài khơi cũng giảm nhiều. Mỗi đợt khai thác dài ngày, tuy sản lượng đánh bắt có tăng nhưng sau khi trừ chi phí thu nhập mỗi thuyền viên chỉ còn 4 - 5 triệu đồng”…

Không chỉ đội tàu Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội mà hầu hết các đội tàu khai thác của ngư dân trên toàn phường như nghề vây rút chì, mành, giã cào… trong những tháng qua đều rất tích cực bám biển, số ngày khai thác/chuyến cũng dài hơn và ngư trường khai thác cũng ngày một vươn xa hơn nhờ các dịch vụ cung cấp nhiên liệu, thu mua hải sản đã được các tàu dịch vụ cung ứng đến tận ngư trường. Tuy nhiên do giá cá giảm nhiều, thu nhập của ngư dân không bằng vụ cá nam năm trước…

Anh Đỗ Minh Thông, Chủ tịch Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội cho biết: Chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến ra khơi trong vụ cá nam tăng cao, chiếm trên 2/3 chi phí chung, cộng với đó giá các loại vật tư lương thực, thực phẩm, nước đá, ngư cụ, nhân công cũng không ngừng tăng từ 25 - 30%, trong khi đó hải sản khai thác giá cả bấp bênh, tư thương ép giá khiến hiệu quả khai thác mỗi chuyến thấp.

Vì vậy, để hỗ trợ bà con ngư dân tích cực bám biển, Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội đã phối hợp với các ngành chức năng (Chi cục Thủy sản, kiểm ngư, bộ đội biên phòng…) đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn tàu thuyền, cấp đổi và gia hạn giấy phép khai thác cho bà con ngư dân, hỗ trợ ngư dân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khai thác.

Cùng với đó, Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội kiến nghị, đẩy mạnh chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước cho tàu đánh bắt xa bờ; như hỗ trợ kinh phí, lãi suất vay ngân hàng, định mức cho vay, thời gian vay để ngư dân có điều kiện sắm mới, hoán cải, tăng công suất tàu cá, trang bị phương tiện, hệ thống liên lạc, phòng hộ… để đảm bảo vươn khơi đánh bắt hiệu quả trong thời gian tới.


Related news

Nông dân Tháp Mười trăn trở chuyện trồng sen Nông dân Tháp Mười trăn trở chuyện trồng sen

Khoảng hơn 1 tháng nay, sen ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp rớt giá mạnh, có thời điểm giá sen chỉ còn 5 - 6 ngàn đồng/kg gương sen tươi, giảm gấp 10 lần so với thời điểm đầu năm, khiến nông dân trồng sen lo ngại.

Thursday. September 3rd, 2015
Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng

Trước tình hình sâu bệnh gây hại trên một số loại cây trồng, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 3483/UBND-NL yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh làm tốt công tác dự báo, thông báo kịp thời tình hình diễn biến sâu bệnh gây hại, tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng để địa phương và nông dân áp dụng.

Thursday. September 3rd, 2015
 Hướng đi mới từ măng tây xanh Hướng đi mới từ măng tây xanh

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.

Thursday. September 3rd, 2015
Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê

Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.

Thursday. September 3rd, 2015
Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

Thursday. September 3rd, 2015