Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nấm Rơm

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả.
Mô hình được trồng thí điểm ở 5 hộ gia đình tại thôn Thiện Hòa - xã Thiện Nghiệp trên diện tích 3.000 m2 từ tháng 11/2012 đến tháng 2/2013. Đợt thu hoạch đầu tiên với giá bán từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, mô hình bước đầu cho lãi khá. Theo các hộ gia đình cho biết, trồng nấm rơm không khó như nhiều người nghĩ. Trước hết chuẩn bị đất, sau đó vận chuyển rơm lên liếp chất thành lớp và tưới nước vôi thấm đều cọng rơm để phòng ngừa nấm dại.
Ủ rơm khoảng 7 ngày, chất rơm thành dòng khoai, ngang 25 cm, dài tùy theo khuôn viên đất rộng hay hẹp. Dùng meo rải lên mặt rơm và phủ thêm lớp rơm thứ hai, nhằm giữ độ ẩm kích thích meo phóng tơ tạo trứng cá, 10 – 13 ngày sau cho thu hoạch. Bình quân mỗi bịch meo giống loại 100 gram cho 1 kg nấm thương phẩm. Trồng nấm không phải phun thuốc, chỉ cần mỗi ngày tưới nước một lần vào buổi chiều, hôm nào mưa thì không cần tưới.
Mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong. Ngoài ra cũng cần chú ý đến khâu vệ sinh, khử trùng trước khi đưa nguyên liệu vào trồng vì nấm là loài ưa sạch. Về cách kiểm tra mô nấm, anh Nguyễn Minh Quân – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp chia sẻ thêm: Khi rút một nắm (khoảng 15 - 20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa. Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi.
Theo anh Quân, trồng nấm rơm chỉ cần chịu khó chăm sóc từ khâu thu gom rơm rạ cho đến xử lý, tưới nước. Nấm cho thu hoạch mỗi ngày bởi trồng nấm rơm thời gian thu hoạch rất ngắn, chỉ trong vòng 1 tháng. “Vào những ngày cao điểm như ngày lễ, ngày rằm, giá nấm lên 70.000 - 80.000 đồng/kg.
Còn hiện tại dao động trên dưới 40.000 đồng/kg. Dù giá cả thế nào, người trồng nấm vẫn có lãi”, anh Quân khẳng định. Hiện Hội Nông dân xã đang hướng dẫn và hỗ trợ thêm cho bà con về kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm. Thời gian tới, UBND xã Thiện Nghiệp tiếp tục nhân rộng mô hình, tạo điều kiện cho những người dân không có nhiều đất sản xuất tăng thêm thu nhập.
Related news

Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch 10/45ha diện tích nấm rơm vụ đông xuân. Thời điểm đầu vụ hè thu năng suất đạt khá, khoảng 13 - 14 tấn/ha, nhưng càng về cuối vụ năng suất giảm gần một nửa và đến đầu vụ đông xuân này chỉ còn khoảng 8 tấn/ha.

Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).

Theo anh Pơloong Vinh, thành viên nhóm hộ chăn nuôi bò thôn Pa Lan, từ ngày triển khai mô hình này, người dân trong thôn đều cùng nhau chăm sóc và xem như tài sản chung của cả làng. “Sau này, nếu đàn bò đẻ thêm nhiều con, chúng tôi sẽ xem xét tặng cho hộ nào khó khăn nhất để làm vốn phát triển kinh tế” - anh Vinh cho hay.

Theo mô hình tham khảo từ tổ hợp khu chức năng chợ cá quốc tế Busan (Hàn Quốc), mỗi Trung tâm nghề cá đều có các hạng mục công trình chính là: tòa nhà văn phòng, chợ đầu mối, bãi đỗ xe, khu vực kho lạnh, khu lưu giữ hải sản tươi sống, khu phân loại và cảng cá có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 tấn...