Quảng Trị chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng màu để tránh hạn

Chủ động chống hạn, tỉnh Quảng Trị vừa chuyển đổi hơn 2.500 ha đất trồng lúa ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ sang trồng cây đậu xanh, ngô, lạc hoặc trồng cỏ nuôi bò. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị cũng khuyến cáo các địa phương, nông dân lựa chọn những giống lúa ngắn ngày để rút ngắn mùa vụ.
Các Ban quản lý công trình thủy lợi chủ động phương án tưới nước hợp lý, luôn phiên; tận dụng các nguồn nước ao hồ, sông suối, tăng cường máy bơm tát đảm bảo nguồn nước cho sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh triển khai phương án chống hạn với phương châm tiết kiệm nguồn nước, cơ cấu các loại giống cây trồng ngắn ngày, hợp lý.
Related news

Huyện Tuy An (Phú Yên) là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh, trong đó 71,5% là bò lai. Chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong mùa hè tình hình thời tiết nắng nóng, hạn hán đã xảy ra nhiều nơi, nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất ngày càng cạn kiệt, một số diện tích đất sản xuất lúa phải bỏ hoang, có diện tích sau khi gieo sạ một thời gian bị thiếu nước phải cắt làm thức ăn cho trâu bò, có diện tích bị cháy khô, số diện tích còn lại cho năng suất thấp, không hiệu quả trong sản xuất…

Nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân, An Giang) đã trồng giống mía Cuba đạt lợi nhuận cao. Nông dân Lê Văn Ựng, người trồng mía lâu năm, cho biết: “Tôi đang thu hoạch 5 công mía Cuba, với giá 5.000 đồng/cây, trừ tất cả chi phí, lời 75 triệu đồng. Trồng mía chỉ cực công lúc chăm sóc thôi, còn khi thu hoạch thì thương lái tự bẻ”.

Có giá trị kinh tế cao, giàu vitamin, là thứ trái cây được nhiều người ưa thích, quýt hồng Lai Vung được bình chọn trong top 5 “siêu trái Việt Nam”.

Niềm vui vì vụ vải thiều được giá vừa kịp lắng xuống, nay người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đang đứng ngồi không yên trước hiện tượng cây vải chết hàng loạt.