Mở rộng thị trường xuất khẩu khoai lang
Đại diện Công ty CP Khoai lang Nhật Thành (Bình Tân) cho biết, công ty có khả năng cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 tấn khoai lang tươi mỗi năm.
Ngoài thị trường Trung Quốc, hiện công ty đang tìm kiếm khách hàng tiêu thụ khoai sang Hàn Quốc, Úc và Nhật Bản. Công ty đã liên kết với các doanh nghiệp chế biến các mặt hàng khoai lang sấy, khoai lang chiên.
Riêng mặt hàng khoai lang tinh bột do công ty liên kết làm thử nghiệm thời gian qua, hiện cũng đã xuất sang Hàn Quốc 300 tấn và được thị trường này rất ưa chuộng.
Còn theo Giám đốc Hợp tác xã (HTX) khoai lang Tân Thành - Sơn Văn Luận, thông qua một số công ty ở TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, mỗi tuần HTX cung ứng từ 10 - 15 tấn khoai xuất sang nhiều nước.
Bà Đoàn Ngọc Thanh Xuân- Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT), hiện có hơn 85% khoai lang của Vĩnh Long được xuất khẩu. Ngoài xuất khẩu khoai lang tươi sang Trung Quốc, các sản phẩm khoai lang chế biến cũng chào hàng tại Malaysia, Hồng kông, Thái Lan, Singapore…
Mới đây, Công ty Rồng Đỏ (TP Hồ Chí Minh) cũng đã ký kết với HTX khoai lang Thành Đông mua toàn bộ những sản phẩm khoai lang đạt theo quy trình GlobalGAP, với giá cao hơn thị trường từ 10 - 15%.
Related news

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.

Ông Phạm Đồng Quảng cũng khẳng định: “Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ lúa lai đang giảm dần, mặc dù đây là giống cho năng suất cao và dễ trồng, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp thời tiết, khí hậu nhưng giá trị không cao bằng các giống lúa thuần. Bà con đang chuyển dần sang trồng các giống lúa Bắc Thơm 7, BC 15, nếp thơm…”.

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.