Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Rau Nhút Cho Thu Nhập Khá

Trồng Rau Nhút Cho Thu Nhập Khá
Publish date: Tuesday. May 13th, 2014

Mô hình trồng rau nhút hiện được 18 hội viên nông dân chi hội Thới Hòa C, phường Long Hưng, quận Ô Môn (Cần Thơ) áp dụng cho thu nhập khá. Theo nhiều bà con, mô hình này dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định. Nhiều gia đình trước đây khó khăn về kinh tế thì nay đã vươn lên khấm khá, có cuộc sống ổn định cũng nhờ vào mô hình trồng rau nhút…

Mô hình trồng rau nhút được một số bà con ở Thới Hòa C thực hiện từ năm 2010, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ hiệu quả của mô hình đã thu hút ngày càng nhiều bà con tham gia, đến nay, có 18 hội viên thực hiện.

Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân (ND) phường Long Hưng, do địa hình đất đai tại khu vực Thới Hòa C là đất trũng, trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều bà con đã chuyển sang trồng màu trong đó có mô hình trồng rau nhút. Mô hình này dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, mau có thu nhập.

Để tạo điều kiện cho hội viên chuyển đổi từ mô hình trồng lúa sang trồng rau nhút, bên cạnh việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc đối với loại rau màu này, Hội ND phường còn bảo lãnh cho vay tín chấp đối với các hội viên có nhu cầu vay từ 7 đến 10 triệu đồng/người.

Cô Nguyễn Thị Mén, hội viên chi hội ND khu vực Thới Hòa C, một trong những người trồng rau nhút đạt hiệu quả kinh tế cao, bộc bạch: “ Tôi có khoảng 3.000m2 đất trồng lúa, do đất trũng nên làm lúa hiệu quả thấp.

Mặt khác, mấy năm nay sức khỏe chồng tôi không tốt không thể lao động vất vả như trước nên đầu năm 2014 này tôi chọn mô hình trồng rau nhút vì mô hình này dễ thực hiện, một mình tôi có thể đảm đương được mà hiệu quả kinh tế cao hơn làm ruộng 2-3 lần. Hội cũng bảo lãnh cho tôi vay 10 triệu đồng để làm vốn sản xuất”. Theo cô Mén, đầu tư cho ao rau nhút khoảng 3.000m2 này cô chỉ bỏ ra số tiền khoảng 10 triệu đồng để làm đất, mua rau giống về trồng và xịt thuốc sâu. Khoảng 15 ngày thì có thể cắt rau nhút bán.

Giá thương lái thu mua hiện nay là khoảng 5.000 đồng/kg, trung bình 7 ngày, cô Mén sẽ có một đợt cắt rau bán. 4 đợt gần đây ao rau nhút của cô đều cắt đạt từ 700-1.000kg, giá từ 5.000 đồng đến 8.000 đồng/kg, trừ chi phí thuê nhân công cắt, bó rau phụ, trung bình mỗi tháng cho thu nhập khoảng 9-10 triệu đồng từ ao rau nhút.

Theo cô Mén, tuy mới thực hiện mô hình này nhưng qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nhiều người và từ sự quan sát của bản thân, cô nhận thấy rằng để các ao rau nhút phát triển tốt, xanh tươi, mập mạp thì cần phải thả nhiều bèo cám tạo độ mát cho mặt ao. Mặt khác, bèo cám này cũng có thể dùng để bán với giá khoảng 1.500 đồng/kg, giúp cô Mén cô thêm thu nhập.

Bên cạnh đó, việc thu hoạch rau của 18 hộ trồng rau nhút cũng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ khoảng 50-60 người.

Vợ chồng chú Nguyễn Văn Bi, khu vực Thới Hòa C, tranh thủ thời gian nhàn rỗi tham gia thu hoạch rau nhút để kiếm thêm tiền đi chợ, phấn khởi cho biết: “Khoảng 7 ngày thì cô Mén và vài bà con khác kêu vợ chồng tôi đi phụ cắt rau. Mỗi giờ được trả công 20 ngàn đồng/người. Hai vợ chồng làm khoảng 2,5 giờ/ngày, thu nhập 90 ngàn đồng, công việc thường xuyên, ổn định, bà con làm việc chung rất vui”.

Anh Đặng Hoàng Vũ, một trong những người đầu tiên thực hiện mô hình trồng rau nhút, cho biết thêm: “Tôi trồng rau nhút được 4 năm nay. Với diện tích ao khoảng 2.000m2, trừ chi phí, thu nhập mỗi tháng của gia đình cũng đạt từ 3,5-4 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội ND phường Long Hưng, cho biết thêm: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy mô hình trồng rau nhút mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định và có khả năng nhân rộng nên đầu năm nay chúng tôi đã vận động 18 hộ trồng nhút tham gia vào mô hình “Tổ hợp tác trồng rau nhút”.

Qua đó, tạo điều kiện để các thành viên chia sẻ và giúp nhau về kinh nghiệm, giống rau, tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa,… giúp mô hình ngày càng phát triển bền vững hơn. Qua đó, góp phần phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho bà con hội viên.


Related news

Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".

Tuesday. May 21st, 2013
Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…

Friday. September 13th, 2013
Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

Tuesday. July 30th, 2013
Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

Wednesday. May 22nd, 2013
Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.

Saturday. September 14th, 2013