Trồng Cam Lãi Lớn

Tết vừa qua mới thấy, cam lên ngôi! Rất nhiều gia đình trồng cam đã có được một mùa cam bội thu. Ở Cao Phong (Hòa Bình), người trồng cam thu trên 1 tỷ đồng là chuyện bình thường.
Công việc của họ đâu có phải “đao to, búa lớn” gì. Họ chỉ cần mẫn cuốc nương, trồng cam và chăm chỉ theo dõi, chăm sóc. Rồi tới mùa cam, bản thân họ cũng không tưởng tượng nổi, vì sao cam lại cho thu hoạch cao đến thế…
Xưa nay, cam vừa là loại quả được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngày xưa, càm sành của Hà Giang là loại được xếp hàng đầu. Tuy vỏ quả sần sùi, không đẹp mã nhưng ruột bên trong vàng rực và ngọt lừ. Cứ tới tết là người ta đổ xô lên Hà Giang để mua cam.
Nhưng hiện nay, giống cam đã được thay đổi nhiều. Chất lượng cam cao hơn hẳn các giống cũ. Chính cam ở Cao Phong có nguồn gốc từ cam Vinh (khi chín, vỏ quả vẫn xanh), nhưng người ta đã tích cực bình tuyển, chọn lọc để tới nay, cam Cao Phong đã có được chất lượng rất tốt, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Cam là cây dễ trồng, hầu như ở đâu cũng thấy bà con trồng cam. Tuy nhiên, với những nơi đất xấu thì chúng ta tốn nhiều công hơn để chăm sóc. Tốt nhất, ta nên chọn nơi đất giàu mùn, tơi xốp, giữ ẩm tốt nhưng thoáng khí và không bị ứ nước. Rễ cam ăn sâu nên tầng canh tác cần dày. Tránh trồng cam vào những vùng đất sét nặng. Cam sẽ phát triển kém, quả khô, giữ nước ít, chín muộn và ăn bị chua.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, khi trồng cam, bà con thường đào mương, lấy đất lên liếp để xả phèn và tôn luống lên cao. Liếp phải rộng 6-8m, có hình mai rùa. Mương thoát phải thông thoáng. Ta nên bón thêm vôi vì cam ưa đất trung tính (pH 6-7).
Ở trung du, miền múi phía Bắc thì nên chọn những vùng có tầng canh tác dày, đất giữ được nước hoặc có khả năng chủ động tưới nước. Đất phù sa dọc các sông, suối, rất thích hợp với việc trồng cam nhưng phải lưu ý tránh bị úng nước, mực nước ngầm phải sâu ít nhất là 1,5m. Ở Hưng Yên, hiện nay có những vùng trồng cam rất tốt nhưng hệ thống mương thoát nước phải thông thoáng.
Cam có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên nó có thể trồng được ở những vùng có nhiệt độ trên 12-39 độ C… Nhưng, cam thích hợp nhất là điều kiện nhiệt độ từ 23-29 độ C. Khi cam chín, gặp điều kiện nhiệt độ xuống thấp thì cam sẽ có màu sắc đẹp hơn và độ ngọt cũng cao hơn. Vì vậy vào tết, cam ở phía Bắc ngon hơn cam ở phía Nam.
Người ta cho biết, cam không phải là cây ưa ánh sáng mạnh, tức là ánh sáng trực xạ. Những vùng nhiều nắng như Ninh Thuận, Bình Thuận đều không thích ứng với trồng cam. Bà con ta có kinh nghiệm trồng xen cam với một số loại cây khác thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Gần đây, sáng kiến trồng xen ổi với cam được các nơi áp dụng. Rầy chổng cánh gây bệnh Greening ở cây cam lại rất sợ mùi của cây ổi. Vì vậy, trồng ổi xen với cam, lũ rầy chổng cánh sẽ tự tìm đi chỗ khác. Như vậy, vừa đuổi được sâu bệnh, vừa có thêm thu nhập từ ổi mà cây cam lại được che bớt tán để phát triển tốt hơn.
Cam là cây trồng cho ta hiệu quả kinh tế cao. Tôi vẫn ao ước, các giống cam không hạt của thế giới sẽ sớm có mặt ở Việt Nam để nông dân ta sẽ biến chúng thành một… kho vàng!
Related news

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
-4052517.jpg)
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.