Trồng Ớt Vụ Đông Xuân Cho Thu Nhập Khá

Để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, trong những năm gần đây, cùng với các loại cây rau màu, người dân trong tỉnh còn đưa cây ớt vào trồng trên những vùng đất chủ động được nước tưới và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Trong những ngày đầu năm, trên đồng đất chuyên trồng rau màu ở xã Thuận Hà (Đắk Song), gia đình ông Nguyễn Văn Lương đã huy động nhân công thu hái những quả ớt chín đỏ ruộng.
Ông Lương cho biết: “Gia đình tôi có 1,3 sào ớt, trồng từ tháng 6 âm lịch, đến tháng 10 thì cây bắt đầu cho thu quả. Cứ 5 - 6 ngày vườn ớt cho thu quả 1 lần, mỗi lần thu hoạch được 0,5 tấn ớt tươi, trừ các khoảng chi phí cũng thu về 7 – 8 triệu đồng”.
Còn gia đình ông Nguyễn Nguyên Hữu ở thôn 3, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có 4 sào đất canh tác nông nghiệp, nhưng cứ vào vụ đông xuân là ông bỏ đất trắng vì trồng ngô, hoa màu thì không đủ nước tưới. Do vậy, năm nay, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt chỉ thiên.
Ông Hữu cho biết: “Thời gian trồng cây ớt cũng bằng trồng lúa và bắp, nhưng thời gian thu hoạch thì kéo dài 4 - 5 tháng, nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với một số loại cây trồng khác. Mặc dù trồng ớt cũng không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như công chăm sóc nhưng để cây ớt phát triển tốt, thì phải ươm trong bầu sau khi làm đất kỹ, không để độ ẩm cao, sau một tháng mới trồng xuống đất, có như vậy tỷ lệ cây sống mới đạt”.
Hiện nay, với 4 sào ớt, mỗi đợt hái, gia đình ông thu hoạch khoảng 1,5 tấn, với giá bán hiện tại là 20.000 đồng/1kg thì từ tháng 11/2014 đến nay, gia đình ông Hữu đã thu hoạch được 3 đợt, với mức thu thập gần 60 triệu đồng.
Ông Hữu cho biết thêm: “Hiện nay, thị trường tiêu thụ ớt rất lớn, gia đình ông Hữu mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị xã Gia Nghĩa. Vừa qua, ông Hữu và một số hộ dân trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, xã Đắk Ha (Đắk Glong) được Công ty Đức Việt có địa chỉ tại phường Nghĩa Phú hợp tác đầu tư giống, phân bón và cam kết thu mua sản phẩm để xây dựng nhà máy chế biến ớt trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa trong năm 2015 này”.
Theo các bà con nông dân chuyên trồng ớt thì cây ớt dễ trồng, không tốn nhiều vốn đầu tư, chỉ sau 2-3 tháng trồng là cho thu hoạch và có thể thu hoạch được quanh năm. Nhưng cái khó nhất trong việc trồng ớt là làm sao tránh tình trạng thiếu nước cũng như thừa nước bởi nó sẽ làm cho cây bị chết hoặc không phát triển được.
Bên cạnh đó, ở cây ớt thường xảy ra bệnh thán thư gây thối quả hàng loạt tại thời điểm khi ớt già đến chín, nặng có thể bị thất thu hoàn toàn. Vì thế trong quá trình trồng cần chủ động theo dõi diễn biến dịch bệnh trên ớt để có những giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Cứ sau khi thu hoạch mỗi lứa ớt thì tiếp tục bón phân là ớt lại có thể cho thu hoạch tiếp. Để cây ớt phát triển tốt, điều quan trọng nhất là bảo đảm đủ lượng nước tưới thường xuyên, cứ cách 2-3 ngày tưới nước cho ớt một lần. Trước khi trồng ớt nên lên luống cao ráo, rãnh thoát nước tốt tạo điều kiện thuận lợi cho cây ớt phát triển.
Tuy nhiên, người dân cũng không nên trồng ớt liên tục nhiều vụ mà phải cách nhật, nếu vụ này trồng ớt thì vụ sau phải trồng cây khác để cải tạo đất, tránh mầm bệnh di trú từ mùa này qua mùa khác.
Related news

Ngày 13/10, Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Darmin Nasution cho biết quốc gia này đang thảo luận với Việt Nam và Thái Lan về khả năng nhập khẩu gạo từ hai nước trên nhằm ứng phó với tác động của hiện tượng El Nino.

Mới qua 3/4 thời gian đã thấy rõ “đích” xuất nhập khẩu (XNK) cả năm 2015. Sự phục hồi của nền kinh tế khá thuyết phục với mức tăng GDP 9 tháng đạt 6,5%- cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước. Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt.

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít DN thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự linh hoạt được coi là ưu điểm quan trọng sẽ giúp khối doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tận dụng cơ hội tại sân chơi mới TPP.

Hội nhập càng sâu với thế giới, hàng Việt càng nguy cơ bị cạnh tranh nhiều, nhưng công cụ phòng vệ thương mại vẫn ít được doanh nghiệp dùng.