Dịch Bệnh Thủy Sản Diễn Biến Phức Tạp

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm tại Cà Mau còn diễn biến phức tạp và hiện đang có xu hướng tăng, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiếp tục xuất cấp 50 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Cà Mau, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh bị nhiễm dịch bệnh là hơn 538 ha, giảm gần 192 ha so với cùng kỳ năm 2013; trong đó tôm bị bệnh đốm trắng hơn 26 ha, gan tụy hơn 421 ha, bệnh khác hơn 70 ha.
Tuy diện tích tôm bị bệnh giảm hơn so với cùng kỳ nhưng theo ngành chức năng của tỉnh, dịch bệnh trên tôm còn diễn biến phức tạp và chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh Cà Mau cũng đã xuất hơn 137 tấn Chlorine để xử lý dịch bệnh trên diện tích hơn 370 ha.
Được biết, trước đó, đầu tháng 4/2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT xuất cấp 40 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Related news

Vào thời điểm này, nông dân đã cải tạo lại ao đầm trên những diện tích tôm nuôi bị thiệt hại và thả nuôi hơn 1.200ha, chủ yếu là tôm nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến.

Nhận thấy dứa là cây dễ trồng, vốn đầu tư ít, thời gian canh tác ngắn, quả dứa lại dễ tiêu thụ và được giá, năm 2014, nhiều hộ dân bản Háng Lìa, xã Sa Lông (huyện Mường Chà) tự bỏ vốn sang tỉnh Lào Cai mua dứa giống về trồng trên những nương đất bạc màu và những khoảnh nương trồng cây khác nhưng kém hiệu quả. Đến nay, toàn bản đã có gần 30 hộ trồng dứa. Nhà trồng ít gần 10 nghìn cây, nhà trồng nhiều 60.000 – 70.000 cây...

Khảo sát tình hình thực tế sò huyết nuôi ở các bãi sò trên địa bàn tỉnh trong thời gian giữa tháng 4-2014 cho thấy xuất hiện hiện tượng sò huyết chết với tỷ lệ khá cao ở các xã: Tân Xuân, Bảo Thạnh (Ba Tri); sò có dấu hiệu yếu ở xã Thạnh Hải (Thạnh Phú, Bến Tre).

Chủ lồng cá là một thanh niên ngoài 30 tuổi cười tươi và bảo rằng: "Một lồng cá dưới sông tương đương 2 mẫu ao trên đất liền. Bao vùng sông nước có hơn gì mình đâu mà họ vẫn làm, tại sao dân quê ta lại không dám làm. Em xuống đây trước để mọi người cùng xuống cho vui…”.

Ông Bùi Thanh Sỹ, thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông (Hoài Ân, Bình Định) cho biết: Ngoài làm ruộng, gia đình ông còn trồng 3 sào dâu để lấy lá nuôi tằm. Mỗi tháng cho ra 3 hộp kén, mỗi hộp 40 kg, mỗi tháng lãi ròng hơn 10 triệu đồng.