Sóc Trăng Mở Rộng Đồng Cỏ Cho Đàn Bò Sữa Theo Hướng Bền Vững
Nghề trồng cỏ nuôi bò đang phát triển rất mạnh ở Sóc Trăng, mô hình này khá dễ dàng áp dụng và cho thu nhập cao nên đang thu hút nông dân.
Nhưng để phát triển theo hướng bền vững,tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp sữa bò lâu dài,cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn rõ ràng,đây là điều mà lãnh đạo tỉnh,chính quyền các cấp và nông dân Sóc Trăng đang hướng đến.
Từ đàn bò sữa nền trong dự án “Nâng cao đời sống nông thôn ở Sóc Trăng do Chính Phủ Canada tài trợ không hoàn lại”, số lượng ban đầu trên 2.400 con chuyển giao cho bà con Khmer ở các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ ở các huyện Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Thạnh Trị, thị xã Vĩnh Châu, đến nay tổng đàn bò sữa của Sóc Trăng đã nâng lên hơn 4.700 con, giúp nhiều hộ nâng cao thu nhập bình quân trên 20 triệu/năm.
Xác định nuôi bò sữa giúp nông dân giảm nghèo nhanh và bền vững, đầu năm 2014 dự án “Phát triển đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng” được lãnh đạo tỉnh phối hợp với tổ chức Heifer Việt Nam lên kế hoạch và bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu tháng 7 này.
Theo đó, 8 ngàn nông hộ sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ dự án, mục tiêu từ đây đến năm 2019, tổng đàn bò sữa Sóc Trăng sẽ tăng lên trên 11.400 con, cung cấp trên 3 ngàn tấn sữa mỗi năm và nông hộ có thu nhập trên 80 triệu đồng/năm.
Như vậy, đàn bò sữa đang ngày một tăng lên, nhu cầu về thức ăn cũng sẽ tăng theo. Theo ông Trần Văn Tâm - Trưởng phòng Chăn nuôi thuộc Sở NN-PTNT Sóc Trăng, toàn tỉnh có gần 200 ha trồng cỏ nuôi bò, cộng thêm các nguồn thức ăn phụ khác như rơm, hoa màu… thì đảm bảo đầy đủ thức ăn cho tổng đàn bò sữa của tỉnh: Đàn bò sữa bây giờ là khoảng 4 ngàn 700 con, như vậy tính ra 1 con bò có khoảng 500m2 đất cỏ, như vậy là đạt yêu cầu.
Theo kế hoạch, việc phát triển đàn phải song song với mở rộng các vùng trồng cỏ chuyên canh nuôi bò sữa, theo đó với mục tiêu đạt trên 17.800 con bò sữa vào năm 2020, tỉnh cũng xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích trồng cỏ lên 1.200 ha.
Đồng thời các mô hình trồng cỏ đang thu hút rất nhiều nông dân, đặc biệt là những hộ có nuôi bò hoặc có kế hoạch mua bò về nuôi. Anh Lê Minh Nhựt ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên cho biết: Trồng cỏ dễ, ít tốn công, ít tốn chi phí, khoảng 30 ngày là cắt được một đợt cỏ mới, rồi cỏ lại tiếp tục mọc lên không cần trồng lại, một công cũng được vài tấn cỏ.
Ngoài các diện tích thổ cư và đất phi nông nghiệp, hầu hết đất đai ở Sóc Trăng đều sản xuất lúa, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi thủy sản, trồng màu hoặc cây ăn trái. Việc mở rộng một loại cây trồng mới phần nào làm thu hẹp các diện tích sản xuất nông nghiệp khác.
Bà con cần tính toán kỹ trước khi loại bỏ hẳn các cây trồng chính để chuyển sang trồng cỏ, bởi cỏ chỉ làm thức ăn cho gia súc, rất khó tìm đầu ra khi nguồn cung vượt cầu.
Đồng thời chính quyền các cấp cũng cần có quy hoạch rõ ràng về việc phát triển các đồng cỏ ở địa phương, giúp nông dân đạt lợi nhuận cao nhất từ mảnh đất của mình.
Related news
Đây là chương trình cung cấp cá giống thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản trong Đề án xây dựng nông thôn mới năm 2011 của tỉnh, do Trung tâm Thủy sản Long An - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức. Theo dự án, mỗi hộ được hỗ trợ tối đa 7 triệu đồng, bao gồm 100% con giống, còn lại là vật tư và thức ăn.
Nhiều năm gần đây, mô hình nuôi chim cút đem lại hiệu quả kinh tế và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu).
Cúc vạn thọ lùn (Vạn thọ Sa Đéc) là loài vạn thọ được gieo trồng chủ yếu trong nhóm cúc vạn thọ. Thời gian xuống giống tập trung vào 22-25/10 âm lịch, đây là loại hoa có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60 ngày đã cho thu hoạch. Nguồn giống được nông dân mua chủ yếu từ Sa Đéc
Ngày 13-12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án quản lý nghề cá (QLNC) ở 8 tỉnh, giai đoạn 2006 - 2011 và xây dựng kế hoạch nhân rộng ra toàn quốc những năm tiếp theo. Thực tiễn cho thấy nghề cá ở nước ta còn nhiều khó khăn: quy mô nhỏ, phân tán, đời sống của ngư dân còn nghèo. Khai thác thủy sản còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn lợi cạn kiệt, môi trường nguồn nước bị suy thoái…
Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất