Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Mèo Cho Thu Nhập Ổn Định

Trồng Nấm Mèo Cho Thu Nhập Ổn Định
Publish date: Saturday. April 5th, 2014

Trồng nấm mèo bằng mùn cưa đang được nông dân ấp 7, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) nhân rộng. Không cần nhiều đất, đầu tư thấp và cho thu hoạch nhanh đang giúp các hộ trồng nấm có thêm nguồn thu.

Tận dụng phế phẩm

Tận dụng khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào từ mùn cưa gỗ cao su, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết rời Lâm Đồng - nơi chị gắn bó nhiều năm với nghề trồng nấm - đến ấp 7, xã Tân Thành trồng nấm thử nghiệm. Chị Tuyết cho biết: “Sau vài trăm bịch nấm đầu tiên cho năng suất cao, tôi quyết định đầu tư 200 triệu đồng để mở rộng giàn trồng nấm lên diện tích 500m2, với 100 ngàn bịch, mua lò hấp khử trùng”.

Với thâm niên gần 10 năm, chị Tuyết không ngần ngại chia sẻ kỹ thuật trồng nấm: “Ưu điểm của nấm mèo là đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch, nguyên liệu rẻ và dồi dào, chủ yếu là phế phẩm nông nghiệp như: rơm, mùn cưa, cùi bắp, bã mía... Để nấm phát triển tốt thì khâu ủ mùn rất quan trọng.

Mùn cần phun nước để tăng độ ẩm, trộn thêm đạm u-rê hoặc bột bắp để tăng dinh dưỡng. Nếu sử dụng mùn cưa mới thì chỉ xử lý bằng vôi vì mùn còn nhiều dinh dưỡng. Khi ủ mùn cưa thành đống, dưới đáy nên lót một lớp tre hoặc nứa cho dễ thoát nước.

Sau khi ủ 15-20 ngày thì đảo đống ủ một lần. Thời gian ủ 30-45 ngày, sau đó cho mùn vào các túi ni-lon, mỗi túi 1,2kg rồi cho vào nồi hấp để diệt vi sinh vật có hại, sau đó cấy meo giống. Khi các sợi trắng lan gần kín đáy thì kích thích cho nấm mọc ra bằng cách dùng dao sắc rạch các đường xung quanh túi, mỗi đường rạch dài 4-6cm. Sau một tuần nấm sẽ mọc ra tại các điểm rạch”.

Một năm trồng 3 đợt nấm, sau 3 tháng cho thu hoạch. Nhưng nấm đạt năng suất nhất từ tháng 9 đến 12 âm lịch. Hiện chị Tuyết đang mở rộng diện tích trồng nấm. Ngoài trồng nấm mèo chị trồng thêm nấm bào ngư và tận dụng phế phẩm sau khi đã thu hoạch 2 loại nấm này để trồng nấm rơm vào những tháng giáp tết. Lợi thế của nấm rơm là nhanh cho thu hoạch (20 ngày), giá bán 1kg khoảng 55-60 ngàn đồng. Một vụ chị thu được 30-40 triệu đồng.

Sau khi thu hoạch, thương lái từ tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh đến tận nơi mua nên không tốn chi phí vận chuyển. Từ trồng nấm, mỗi năm gia đình chị Tuyết thu về trên 400 triệu đồng. Nấm trồng quanh năm nên ngoài 4 lao động chính trong gia đình, trại nấm còn giải quyết việc làm cho 5 lao động với thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Thu nhập ổn định

Học tập và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, hộ chị Bùi Thị Hạnh cũng ở ấp 7 cho biết: “Sau khi trồng thử nghiệm thấy nấm phát triển tốt, tôi mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng để mở rộng trên diện tích 200m2”. Chị Hạnh chia sẻ: “Nhiệt độ thích hợp cho nấm mèo phát triển từ 28 đến 32 độ C, nếu cao quá 35 độ C và thấp dưới 15 độ C nấm kém phát triển.

Khi nấm bắt đầu mọc, phải tưới nước mỗi ngày 3-4 lần, nên tưới vào sáng sớm hoặc đêm để cân bằng độ ẩm. Nếu tưới quá nhiều nước, nấm sẽ bị vàng và thối rữa. Khi thấy mũ nấm mỏng, căng rộng có màu da bò là hái được. Nên hái cả cụm, sau đó rửa sạch và phơi khô. Có thể để nấm tự khô trên giàn rồi thu hái sẽ tránh làm nấm bị nát”.

Trồng nấm mèo ít tốn công chăm sóc, lại dễ tiêu thụ, giá ổn định. Với giá hiện nay dao động từ 80 đến 100 ngàn đồng/kg, trồng nấm đang thu về cho gia đình chị Hạnh khoản tiền không nhỏ mỗi năm. Chị còn giải quyết việc làm thời vụ cho 3 lao động với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.


Related news

Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

Monday. May 25th, 2015
Vào mùa ép dầu phụng Vào mùa ép dầu phụng

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

Monday. May 25th, 2015
Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

Monday. May 25th, 2015
Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

Monday. May 25th, 2015
Đau đáu với nỗi lo con nghêu Đau đáu với nỗi lo con nghêu

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.

Monday. May 25th, 2015