Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Bình (Đồng Tháp) Liên Kết Tiêu Thụ Bắp Lai

Thanh Bình (Đồng Tháp) Liên Kết Tiêu Thụ Bắp Lai
Publish date: Friday. August 8th, 2014

Những năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng bắp lai trên nền đất lúa mà nhiều nông hộ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã cải thiện được doanh thu đáng kể so với độc canh cây lúa như trước đây. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Dẫu rằng, nhu cầu tiêu thụ bắp lai của thị trường trong nước rất lớn nhưng giá bắp nông dân bán tại ruộng thì lại rất “bèo” khi vào thu hoạch.

Xuất phát từ thực tế đó, ngành nông nghiệp huyện Thanh Bình chủ động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp. Vụ hè thu năm 2014 là một cột mốc đáng nhớ đối với nông dân 5 xã cù lao của huyện Thanh Bình, khi cây bắp lai chính thức được Công ty CP Nông trại sinh thái Ecofarm liên kết tiêu thụ.

Bước đầu xây dựng mô hình, Công ty CP Nông trại sinh thái Ecofarm triển khai thí điểm 50ha, chia đều diện tích ở 5 xã: Tân Long, Tân Huề, Tân Hòa, Tân Quới, Tân Bình. Nông dân sẽ được công ty hỗ trợ bắp giống và phân hữu cơ với giá gốc và chỉ hoàn trả lại vốn đầu tư cho công ty sau khi kết thúc vụ mùa.

Anh Nguyễn Văn Tưởng ngụ ấp Bình Hạ, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình chia sẻ: Mặc dù trong quá trình thương lượng giữa bà con nông dân và công ty còn gặp một số trục trặc, do chưa thống nhất quan điểm.

Tuy nhiên, theo tôi, nếu những vướng mắc giữa doanh nghiệp và nông dân được giải tỏa, thì mối liên kết này mở ra nhiều triển vọng cho cây bắp lai ở đây. Vì so với các vụ trước, năm nay sử dụng phân hữu cơ vi sinh của Công ty Ecofarm không những tiết kiệm khoảng 40% chi phí mà năng suất bắp cũng vượt trội so với cùng kì năm trước.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình, bên cạnh những mặt thuận lợi, thì mô hình liên kết cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là nông dân và các hợp tác xã vẫn chưa tạo được mối liên kết. Tiềm lực của các hợp tác xã còn yếu, nên khi doanh nghiệp đặt vấn đề liên kết tiêu thụ thì các hợp tác xã không đủ khả năng để phát huy vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người nông dân.

Tuy nhiên, nhiều nông dân lại nhận định, năm nay nhờ có doanh nghiệp đến bao tiêu nên giá cả cũng bình ổn so với các năm trước, tình trạng thương lái ép giá khi vào chính vụ cũng hạn chế rất nhiều. Đây là tín hiệu vui cho cây bắp lai của huyện Thanh Bình.

Ông Nguyễn Văn Kẹm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình cho biết: “Trong thời gian tới, Công ty CP Nông trại sinh thái Ecofarm dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng diện tích liên kết tiêu thụ bắp lai cho nông dân. Ngoài Công ty Ecofarm đang đầu tư, sắp tới chúng tôi mời gọi nhiều doanh nghiệp khác xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ bắp nhằm tạo sự cạnh tranh, động lực đẩy giá bắp tăng cao và ổn định hơn.

Trong vụ thu đông năm nay, Công ty Tài Lộc CNB - TP.Cần Thơ đã ký kết tiêu thụ 40ha bắp lai cho nông dân ở xã Tân Hòa. Theo đó, công ty đưa ra mức giá sàn thu mua là 3.600 đồng/kg, nếu giá thị trường có cao hơn thì công ty sẽ thu mua theo giá thị trường”.

Với những hiệu quả bước đầu đạt được, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ bắp đã mở ra nhiều triển vọng trong việc định hình và phát triển vùng nguyên liệu bắp lai gắn với thị trường tiêu thụ ổn định, phục vụ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Có thể nói, mô hình đã mang đến cách nhìn mới trong nhận thức của nhiều nông dân về liên kết, hợp tác với doanh nghiệp.


Related news

Chuyện Chị Quy Nuôi Gà Làm Giàu Chuyện Chị Quy Nuôi Gà Làm Giàu

Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.

Saturday. June 15th, 2013
Tìm Đầu Ra Cho Yến Sào Hội An Ở Quảng Nam Tìm Đầu Ra Cho Yến Sào Hội An Ở Quảng Nam

Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.

Saturday. April 13th, 2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân

Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.

Sunday. June 16th, 2013
Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.

Monday. August 20th, 2012
Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng” Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng”

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

Friday. August 2nd, 2013