Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản

Sau khi lập gia đình, anh Đôn được bà ngoại cho mượn 8 công đất (8.000m2) để trồng mía. Liên tiếp nhiều vụ, giá mía luôn ở mức thấp nên thu nhập không đủ sống, gia đình 4 miệng ăn (vợ chồng anh Đôn và 2 người con) phải nhờ vào sự hỗ trợ của cha mẹ. Do vậy, anh Đôn luôn nung nấu ý chí phấn đấu vươn lên. Năm 2004, thấy nguồn rơm tại địa phương nhiều và người dân thường xử lý bằng cách đốt để làm vệ sinh đồng ruộng, anh quyết định nuôi bò. Được ông bà ngoại cho mượn 5 triệu đồng, anh mua 2 con bò cái giống và nhận nuôi rẻ một con bò cái. Nhờ chăm sóc cẩn thận, đàn bò của anh phát triển thuận lợi.
Trong những năm 2008 - 2010, giá bò xuống thấp nên nhiều người dân bán bò, chuyển sang loại hình chăn nuôi khác, nhưng anh Đôn vẫn “chung thủy” với nghề nuôi bò. Anh vay thêm vốn, tuyển chọn bò giống và tham gia thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo” do Hội Nông dân xã phát động. Cùng thời điểm này, anh tham dự các lớp tập huấn chăn nuôi (thuộc đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn) do Hội Nông dân kết hợp với ngành chức năng tổ chức.
Kiến thức học hỏi được cùng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm đã giúp anh nâng cao tay nghề, chăm sóc đàn bò tốt hơn (không phải nhờ cán bộ thú y xã, kể cả việc đỡ đẻ trong lúc bò mẹ sinh con). Anh Đôn tâm sự: “Trong chăn nuôi, tôi chú ý theo dõi sát đàn bò của mình. Đồng thời, chịu khó học hỏi thêm kinh nghiệm qua các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật chăn nuôi, thuốc phòng bệnh, con giống, thức ăn, giá cả… để có hướng xử lý thích hợp”.
Đến nay, anh Đôn đã phát triển đàn bò được 22 con (trong đó có 12 con nái giống), xây dựng được chuồng trại, sân phơi thông thoáng và đầu tư trồng được 8.000m2 cỏ mật nước. Nhờ nuôi bò sinh sản, anh đã sang nhượng thêm được đất, xây nhà và nuôi 2 con ăn học.
Thời gian rảnh, anh hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi bò hoặc đỡ đẻ cho bò (không lấy tiền) cho nhiều hộ dân trong xã. Liên tục trong nhiều năm liền, anh được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi các cấp và đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh tiêu biểu năm 2014. “Anh Đôn là một nông dân chí thú làm ăn và chịu khó học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi. Tại xã, anh nhiệt tình tham gia đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi địa phương, tận tình hỗ trợ cho bà con nông dân những lúc gặp khó khăn”, ông Nguyễn Duy Phúc - Chủ tịch UBND xã Châu Hưng cho biết.
Related news

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.