Triển Khai Đề Án Chuổi Thực Phẩm An Toàn Trong Thủy Sản

Ngày 26/8/2014 Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ Chí Minh đã đến làm việc với Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (QLCL NLS & TS) tỉnh Bạc Liêu nhằm triển khai thực hiện Đề án chuỗi thực phẩm an toàn trong thủy sản theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn công tác của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ Chí Minh do Ông Trần Văn Sơn - Phó Chi cục trưởng làm trưởng đoàn cùng 04 thành viên của đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn có ban lãnh đạo Chi cục QLCL NLS & TS Bạc Liêu cùng lãnh đạo Phòng QLCL NLTS và Muối.
Nội dung buổi làm việc xoay quanh một số vấn đề như: trao đổi về cơ sở pháp lý, nội dung Đề án và điều kiện các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn. Những cơ sở khi tham gia chuỗi thực phẩm an toàn sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
Bình ổn giá.
Miễn phí tham gia hội chợ xúc tiến thương mại.
Qua trao đổi một số biện pháp triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Chuỗi thực phẩm an toàn” với thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục QLCL NLS & TS Bạc Liêu giới thiệu 03 cơ sở với 03 loại hình kinh doanh gồm: 01 cơ sở sản xuất đồ khô, 01 cơ sở thu mua tôm sống và 01 trang trại nuôi cá kèo thương phẩm để thí điểm tham gia chuỗi ATTP với thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi thống nhất những nội dung trên, Đoàn đã tổ chức đi kiểm tra thực tế tại những cơ sở dự kiến có khả năng tham gia chuỗi theo giới thiệu.
Related news

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu việc huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới (NTM) của người dân phải được bàn bạc dân chủ; phải được sự đồng tình và nhất trí của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân.

Truy xuất nguồn gốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với người nuôi tôm nhằm xác định mua giống đúng địa chỉ, đảm bảo chất lượng, kiểm soát dịch bệnh. Đây là một trong những yếu tố quyết định 50% thành bại của vụ nuôi.

Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý.

Tại hội nghị bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ chè trên địa bàn do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 3.11 tại TP.Bảo Lộc, một trong các giải pháp được nêu ra là phải liên kết để cứu ngành chè.

Gần đây, trong khi Việt Nam đang loay hoay tìm cách xây dựng và phát triển thương hiệu gạo thì Campuchia, với sự hỗ trợ của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), đã có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu gạo của riêng họ.