Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bước Đột Phá 2 Màu - 1 Lúa

Bước Đột Phá 2 Màu - 1 Lúa
Publish date: Sunday. July 31st, 2011

Hơn 2 năm nay, phong trào trồng rau màu ở xã Minh Hòa (Châu Thành - Kiên Giang) phát triển khá nhanh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân Khmer trên địa bàn. Hiện chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân nhân rộng mô hình.

Ông Tạ Văn Phương, Phó chủ tịch UBND xã Minh Hòa, cho biết: “Hiện xã có 10.000 khẩu, trong đó người Khmer chiếm 54,54%. Trước đây, đời sống của một số hộ vẫn còn khó khăn do đất sản xuất ít. Thế nhưng, những năm gần đây, nhiều hộ đã khá lên từ mô hình trồng màu như: Dưa leo, khổ qua (mướp đắng), cải xanh”.

Người dân xuống giống rau màu ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân. Sau đó, thay vì gieo sạ lúa hè thu, bà con lại lên liếp trồng hoa màu. Anh Danh Tha, nông dân ấp Bình Hòa cho biết: “Trồng màu chi phí ít, hiệu quả gấp 4-5 lần so với trồng lúa, trong khi rủi ro lại ít hơn làm lúa hè thu.

Bởi vì theo kinh nghiệm, làm vụ hè thu chi phí cao mà năng suất lúa trúng lắm cũng chỉ đạt khoảng 30 giạ/công (1.000m2). Còn rau màu, mùa nào trồng cũng có ăn mà bán cũng dễ”.

Anh Danh Sung (ấp Bình Hòa) từ chỗ chỉ có 2 công ruộng, qua 2 năm trồng màu, đã mua thêm gần 3 công đất. Anh Tô Hòa cũng đang chuẩn bị chuyển đổi diện tích lúa hè thu kém hiệu quả sang trồng màu. Anh Hoà nói: “Mấy năm nay cứ ôm cây lúa, nhất là vụ hè thu nên không có lãi do thời tiết xấu, sâu bệnh nhiều. Thấy nhiều hộ ở đây trồng màu có lãi, vụ hè thu này tôi cũng chuyển đổi theo”.

Điều đặc biệt, hầu hết các hộ trồng màu trong xã đều là người Khmer. Lý giải vấn đề này, ông Phương nói vui: “Đây quả là tín hiệu vui cho xã. Bởi vì đồng bào Khmer đã chuyển biến nhận thức, tự vươn lên làm giàu. Bà con đã biết cách áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, bà con đã biết nhờ các kỹ sư trong Tổ Kinh tế kỹ thuật của huyện đến truyền đạt kiến thức”.

Theo tính toán của ông Danh Lanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hòa: “Nếu thuận buồm xuôi gió, bình quân mô hình này lãi ròng 16 triệu đồng/công/năm”. Tuy nhiên, phong trào trồng rau màu ở xã còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể về diện tích trồng màu tập trung. Cái khó của mô hình là thiếu nước tưới vào đầu vụ hè thu. Muốn có nước ngọt, các hộ trồng màu phải đắp đập ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng. Khi chủ động được nguồn nước ngọt, không chỉ có điều kiện phát triển 2 vụ màu chắc ăn mà còn góp phần giữ vệ sinh đồng ruộng cho vụ lúa đông xuân”.

Cũng theo ông Danh Lanh, mặc dù mới phát triển 2 năm nay, song mô hình này đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang cần đầu tư xây dựng điểm trình diễn, nhân rộng mô hình để nhiều người dân có cơ hội thoát nghèo.


Related news

Hồng Không Hạt Được Giá Hồng Không Hạt Được Giá

Hồng không hạt hay còn gọi là hồng ngâm do trước khi ăn, phải ngâm hồng qua nước để khử chát. Hồng không hạt ở Lạng Sơn có khoảng 300 ha, sản lượng hàng năm ước tính khoảng 1.200 tấn quả.

Monday. September 22nd, 2014
Tuyển Chọn Đơn Vị Nuôi Bào Ngư Tại Phú Yên Tuyển Chọn Đơn Vị Nuôi Bào Ngư Tại Phú Yên

Hội đồng KH-CN tỉnh vừa tiến hành xét tuyển đơn vị và cá nhân thực hiện đề tài Xây dựng mô hình nuôi bào ngư vành tai tại Phú Yên. Đợt xét tuyển lần này chỉ có Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh tham gia và kỹ sư Võ Minh Hải, cán bộ kỹ thuật của trung tâm này làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của đề tài nhằm phát triển nghề nuôi bào ngư vành tai, hoàn thiện quy trình nuôi bào ngư vành tai tại Phú Yên.

Monday. September 22nd, 2014
Nghiệm Thu Dự Án “Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất, Nuôi Và Chế Biến Thực Phẩm Chức Năng Từ Hàu” Nghiệm Thu Dự Án “Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất, Nuôi Và Chế Biến Thực Phẩm Chức Năng Từ Hàu”

Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu và xếp loại xuất sắc dự án (DA) “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm hàu và chế biến thực phẩm chức năng từ hàu tại Bình Định”. DA thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn 2011-2015” do Bộ KH-CN quản lý.

Monday. September 22nd, 2014
Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Thủy Sản Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Thủy Sản

Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.

Monday. September 22nd, 2014
Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm Nhu Cầu Cấp Thiết Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm Nhu Cầu Cấp Thiết

Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó chủ yếu là nhỏ lẻ. Bên cạnh thiếu liên kết giữa các khâu còn rất yếu thì việc định hướng thị trường cũng chưa chính xác do số liệu của tổng cục thống kê mới chỉ bẳng 35% so với thực tế.

Monday. September 22nd, 2014