Trẻ hóa vườn xoài

Theo đó, chương trình đang hỗ trợ để ghép, cải tạo nhằm trẻ hóa các vườn xoài đã lâu năm, già cỗi. Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ nông dân thực hiện để ghép cải tạo vườn xoài kém chất lượng bằng các giống xoài có giá trị cao, thị trường ưa chuộng như xoài cát Hòa Lộc, xoài giống Thái Lan, Đài Loan...
Được biết, xoài là cây chủ lực của tỉnh Đồng Nai với diện tích hiện có gần 11.170ha (lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ). Thời gian qua, sản phẩm thường dội chợ, rớt giá nên nhiều nông hộ đang chuyển sang giống xoài mới bằng phương pháp ghép cải tạo theo triển khai của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai. Áp dụng phương thức ghép cải tạo trên chỉ sau 1-2 năm thực hiện đã cho thu hoạch trái.
Related news

Khu vực chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học của HTX Quý Long, xã Thái Long, TP Tuyên Quang (Tuyên Quang) chỉ vỏn vẹn 400 m2, nhưng doanh thu của HTX đạt gần năm tỷ đồng/năm, lương bình quân xã viên hơn bốn triệu đồng/tháng.

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 18.850 ha chè, tăng 1,02% so với năm ngoái, trong đó có 17 nghìn ha chè kinh doanh. Năm 2013, năng suất chè đạt khoảng 110,4 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 192 nghìn tấn, tăng 1% so với kế hoạch, tăng 3,8% so với năm 2012.

Hiện nay, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 11.400 ha cho sản lượng mỗi năm trên 177.000 tấn trái cây các loại.

Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng) xưa có giống cam đường được chọn để tiến vua. Trải qua vài trăm năm, giống cam này mai một dần và đến nay đã tuyệt chủng.

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).