Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trâu bò lớn nhanh nhờ ăn bã mì ủ chua

Trâu bò lớn nhanh nhờ ăn bã mì ủ chua
Publish date: Tuesday. November 24th, 2015

Trong góc sân căn nhà nằm ngay bên con đường liên huyện, vẫn không ngơi tay trộn 2 bao bã mì để ủ làm thức ăn thêm cho 4 con bò của gia đình, chị Đinh Thị Viu (35 tuổi, ở xã Sơn Hải) bộc bạch:

Từ khi được cán bộ của Trạm Khuyến nông huyện đến nhà bày cách ủ bã mì để làm thức ăn, đàn bò nhà mình mau lớn hơn rất nhiều.

Chị Đinh Thị Viu (phải) giới thiệu về kỹ thuật ủ bã mì.

Ông Nguyễn Nam -một người nuôi bò ở gần nhà chị Viu cũng cho biết cụ thể: Nếu thường xuyên cho ăn bã mì ủ thì gia súc nuôi nói chung đều tăng trọng lượng ước từ 7-10% so với số không ăn.

Cách nuôi chủ yếu của đại đa số người dân nơi đây vẫn là chăn thả rông ngoài đồi, rừng và nguồn thức ăn là cỏ mọc tự nhiên.

Vì vậy, hàng năm cứ đến mùa đông, giá lạnh, số trâu bò bị chết vì đói và rét trên địa bàn huyện Sơn Hà lên đến hàng trăm con.

Già Đinh Văn Nui (62 tuổi), ở thôn 2, xã Sơn Ba cho biết: “Có năm trời mưa nhiều, không có thức ăn nên 30 con trâu của người dân nơi đây bị chết.

Để hạn chế tình trạng trên, đồng thời phát triển đàn trâu, bò bền vững, cùng với mô hình trồng cỏ và làm cây rơm, năm 2008 Trạm Khuyến nông Sơn Hà đã triển mô hình ủ bã mì chua để làm thức ăn thêm và vỗ béo cho trâu bò.

Ông Đinh Văn Trung - Trưởng trạm Khuyến nông Sơn Hà cho biết: Toàn huyện hiện có khoảng 13.000 con trâu, 21.000 con bò.

Do nhận thức của người dân còn hạn chế, bên cạnh đó là thói quen chăn nuôi theo kiểu thả rông, nên ban đầu việc triển khai thí điểm mô hình ủ bã mì chua làm thức ăn cho trâu bò gặp khá nhiều khó khăn.

Từ 3 hộ dân tham gia thí điểm ban đầu, đến nay mô hình đã được nhân rộng với ước tính trên 60% số hộ chăn nuôi gia súc ở địa phương đã làm theo.

Cùng với trồng cỏ, làm chuồng dự trữ rơm rạ; việc tận dụng nguồn bã từ nhà máy chế biến tinh bột mì ở địa phương để ủ làm thức ăn đã góp phần vỗ béo cho trâu, bò, từ đó tăng thu nhập cho người chăn nuôi nơi đây.


Related news

Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP

Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.

Tuesday. March 3rd, 2015
Nuôi Nai Dưới Tán Rừng Nuôi Nai Dưới Tán Rừng

Dựa vào tán rừng, anh Đỗ Văn Tài (xã An Cư, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác lợi thế để phát triển chăn nuôi nai theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là cách làm giúp các chủ rừng nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Tuesday. March 3rd, 2015
Mùa Ong Hút Mật Mùa Ong Hút Mật

Đồng Tháp Mười có hệ thống rừng tràm phong phú, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong, nên việc nuôi ong của người dân giảm được chi phí thức ăn. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Công Sính đã thành lập mô hình nuôi ong lấy mật và hỗ trợ vốn cho nhiều hội viên tham gia nuôi ong, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống và làm giàu.

Tuesday. March 3rd, 2015
Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Ra Mắt Trang Trại Nuôi Bò Sữa Hiện Đại Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Ra Mắt Trang Trại Nuôi Bò Sữa Hiện Đại

Sáng ngày 27/02, Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc tổ chức buổi ra mắt trang trại chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại chuyên nghiệp. Đến tham quan trang trại có ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên.

Tuesday. March 3rd, 2015
Quản Lý Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nhiều Hạn Chế Do Thiếu Chế Tài Đủ Mạnh Quản Lý Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nhiều Hạn Chế Do Thiếu Chế Tài Đủ Mạnh

Theo thống kê của Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 129 cơ sở sản xuất, sang chai, đóng gói và hơn 32.000 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV. Qua thanh, kiểm tra hàng năm, cơ quan chức năng vẫn phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.

Tuesday. March 3rd, 2015