Trao Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Cho Kiệu Phù Mỹ
Sở KH&CN và UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) vừa phối hợp tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu - loại nhãn hiệu chứng nhận cho “Kiệu Phù Mỹ” - do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
UBND huyện Phù Mỹ là cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng giấy chứng nhận kể trên. Các sản phẩm được bảo hộ gồm: Củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản, dưa làm từ củ kiệu, củ kiệu muối, củ kiệu tươi; các dịch vụ mua bán củ kiệu tươi, củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản và chế biến.
Như vậy từ nay, các sản phẩm của cây kiệu Phù Mỹ sẽ được dán tem nhãn khi lưu thông trên thị trường, tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng.
Huyện Phù Mỹ hiện có hơn 700 ha kiệu, doanh thu mỗi năm khoảng 100 tỉ đồng, mức lợi nhuận đạt từ 70- 80 triệu đồng/ha. Sản phẩm kiệu Phù Mỹ được khách hàng trong nước tín nhiệm.
Related news
Hữu Lũng là huyện miền núi, đồi rừng chiếm tới 3/4 diện tích canh tác nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề nuôi ong rất lớn. Tuy nhiên, trước đây tiềm năng đó chưa được bà con khai thác hiệu quả.
Do giá cà-phê giảm mạnh, giá nhân công tăng cao nên nhiều gia đình ở xã Trường Xuân, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông không thuê người thu hái để cà-phê chín trên cây.
Rời quân ngũ, năm 2000, anh Nguyễn Công Bắc chia tay với quê hương Thường Tín, Hà Tây, đưa vợ và 2 con lên Sơn La sinh sống. Cuộc sống của gia đình anh tạm ổn với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng từ trồng rau xanh. Nhưng vài năm sau, do đô thị hóa, những cánh đồng ven quốc lộ 6 khu vực Chiềng Sinh nhường chỗ cho những dãy nhà cao tầng.
Còn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng tình trạng cam Canh, bưởi Diễn tại các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Nội) đồng loạt chín vàng từ cách đây gần một tháng đã gây thiệt hại không nhỏ đến thu nhập của người nông dân…
Thế là anh Tâm mày mò tìm sách kỹ thuật nuôi thỏ để nghiên cứu, rồi nhờ có sự giới thiệu của Hội nông dân xã, anh được Trung tâm khuyến nông và giống nông nghiệp tỉnh cung cấp 25 con thỏ giống, trong đó có 20 con thỏ cái và 5 con thỏ đực.