Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tranh Nhau Mua Lúa Tạm Trữ

Tranh Nhau Mua Lúa Tạm Trữ
Publish date: Tuesday. March 3rd, 2015

Chỉ tiêu thu mua 1 triệu tấn lúa gạo tạm trữ giống như một chiếc bánh, nếu tăng cho người này thì phải giảm người kia khiến nhiều địa phương không hài lòng

Sáng 1-3, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tổ chức triển khai Quyết định số 241 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa gạo vụ đông xuân 2014 - 2015.

Tranh giành “chiếc bánh”

Khi đại diện VFA công bố bảng phân bổ chỉ tiêu dự kiến cho từng tỉnh, thành, không khí hội nghị liền “nóng” lên. Bởi lẽ, địa phương nào cũng muốn được giao chỉ tiêu nhiều để nông dân có lợi.

Đại diện Vĩnh Long cho rằng lần này, VFA phân bổ cho tỉnh thu mua chỉ 28.100 tấn lúa, giảm 34.000 tấn so với năm trước, là không hợp lý. Tỉnh Đồng Tháp yêu cầu VFA giao chỉ tiêu bằng năm ngoái là 176.100 tấn thay vì 155.471 tấn như năm nay.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, cũng không hài lòng với chỉ tiêu 83.143 tấn mà VFA phân bổ. “VFA nên giữ mức 103.000 tấn như năm trước vì năm rồi, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh thực hiện đủ và vượt chỉ tiêu phân bổ. Tôi không hiểu dựa vào đâu mà một DN đăng ký thu mua 15.000 tấn, VFA chỉ cho 3.000 tấn” - ông Hóa thắc mắc.

Theo ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang hiện là địa phương có sản lượng lúa đứng đầu khu vực ĐBSCL (4,5 triệu tấn/năm) nhưng VFA chỉ phân bổ 79.000 tấn. “Tôi đề nghị VFA điều chỉnh lại các địa phương được giao chỉ tiêu cao, như: An Giang (trên 251.000 tấn), Cần Thơ (175.696 tấn), Long An (118.757 tấn)…” - ông Nhịn kiến nghị.

Giải đáp các thắc mắc, ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch VFA, cho rằng việc phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương dựa trên 4 tiêu chí đối với các DN: có đăng ký tạm trữ vụ đông xuân 2014 - 2015; có thành tích mua tạm trữ vụ trước; có năng lực xuất khẩu và tiêu thụ lượng lớn lúa gạo tạm trữ; có tham gia mô hình liên kết cánh đồng lớn. Do đó, những địa phương có diện tích, sản lượng lúa lớn chưa chắc được phân bổ chỉ tiêu nhiều mà có thể giao cho DN của tỉnh khác được quyền thu mua lúa gạo ngoài tỉnh.

Đợi “cho” tiền mới thu mua (?!)

Trước thông tin thu mua tạm trữ lúa gạo được triển khai, những ngày qua, giá lúa ở ĐBSCL đang nhích dần lên. Theo đó, lúa tươi IR 50404 được các thương lái thu mua tại ruộng từ 4.400- 4.500 đồng/kg. Giá này khiến nhiều nông dân tiếc nuối vì không còn lúa để bán.

Ông Lê Văn Lam (xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) cho biết do xuống giống sớm theo lịch thời vụ của ngành chức năng nên hơn 4 ha lúa của gia đình ông phải thu hoạch trước Tết Nguyên đán. Thương lái đến tận ruộng mua với giá 4.100 đồng/kg đối với lúa thường IR 50404.

Trong khi đó, những nông dân trồng lúa thơm chất lượng cao bán khoảng 4.700 đồng/kg nhưng rất khó tiêu thụ. “Thấy giá lúa tăng từng ngày mà tôi xót dạ. Hy vọng 3 ha lúa còn lại sẽ trúng giá vì thu hoạch rơi vào đợt thu mua tạm trữ” - ông Lam kỳ vọng.

Nhiều nông dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết đang bước vào thu hoạch lúa rộ. Do sợ lúa bán không được giá hoặc không ai mua, trước thời điểm thu hoạch khoảng 10 ngày, nhiều người đã giao kèo (bằng miệng) với thương lái sẽ bán với giá 4.200 đồng/kg và nhận tiền cọc 20%-30%/công đất. Nếu giá lúa thị trường xuống thấp, thương lái vẫn thu mua cho dân. Ngược lại, giá lên cao thì nhiều thương lái sẽ bỏ tiền cọc với lý do “kẹt tiền”.

Tại hội nghị, ông Mai Anh Nhịn đặt vấn đề tại sao cứ đến thời điểm thu mua tạm trữ thì giá lúa gạo mới tăng lên, còn không thì quay về vị trí cũ? “Mỗi năm, nhà nước bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để hỗ trợ lãi suất cho DN thu mua lúa gạo trong đợt tạm trữ. Các DN cứ đợi nhà nước “cho” tiền thì mới mua lúa gạo” - ông Nhịn bức xúc.

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh, đề nghị nên tìm giải pháp nào mới, tốt hơn để vực dậy giá lúa gạo thay vì cứ trông chờ vào việc thu mua tạm trữ.

Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng việc thu mua tạm trữ lúa gạo chỉ là giải pháp can thiệp thị trường chứ không phải chính sách hỗ trợ nông dân. Đây là giải pháp mang tính tạm thời, không bền vững. Vì thế, sau khi kết thúc đợt thu mua tạm trữ, giá lúa gạo sẽ trở về vị trí cũ theo nguyên tắc cung - cầu là điều khó tránh khỏi. “Đến lúc này thì chưa tìm ra giải pháp nào tốt hơn, căn cơ hơn. Nếu các địa phương có những giải pháp nào hay, hiệu quả thì đề xuất với Bộ NN-PTNT để chúng tôi trình lên Chính phủ” - Thứ trưởng Tám đề nghị.


Related news

Tôm Được Mùa, Được Giá Tôm Được Mùa, Được Giá

Năm 2013, Bình Thuận có dấu hiệu phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ, người nuôi tôm được mùa, được giá và kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, xác định được hướng phát triển rõ ràng đối với nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng đang ở vị trí “soán ngôi”.

Thursday. December 12th, 2013
Cam Kết Không Dùng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Cam Kết Không Dùng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Ngày 30-12, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết hiệp hội vừa tổ chức họp mặt gần 200 hộ chăn nuôi và các chủ trang trại trong tỉnh để cùng cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Friday. January 3rd, 2014
Mô Hình Nuôi Gà Thịt J Dabaco Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Gà Thịt J Dabaco Đạt Hiệu Quả Cao

Cùng với đó, các hộ dân còn được tập huấn kỹ thuật về chăm sóc, phòng bệnh đúng cách. Sau hơn 3 tháng nuôi, đàn gà của các hộ đều có tỷ lệ sống gần 100%, phát triển nhanh, trọng lượng trung bình đạt 2 kg/ con.

Friday. January 3rd, 2014
Mô Hình Nuôi Ếch Đem Lại Thu Nhập Cao Cho Nông Dân Mô Hình Nuôi Ếch Đem Lại Thu Nhập Cao Cho Nông Dân

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhu cầu tiêu thụ ếch nuôi để làm thực phẩm tăng lên. Nhiều nông dân đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế cho thấy, các mô hình sản xuất này mang lại hiệu quả cao cho nông dân và có xu hướng ngày càng mở rộng.

Friday. December 13th, 2013
Trại Ngựa Bạch Bên Sông Hồng Trại Ngựa Bạch Bên Sông Hồng

Vào năm 2006 người chị của Thắng gợi ý anh nuôi ngựa bạch. Anh kể: “Tôi và chị mình sau nhiều ngày bàn bạc, đi tìm hiểu các trại ngựa khắp nơi. Khi đó tổng số ngựa bạch trên cả nước chỉ còn khoảng 400 - 500 cá thể. Ngựa được thịt ra nấu cao ngày một nhiều, còn người đi nhân giống lai tạo ngựa bạch khi đó hầu như không có”. Sau đó, Thắng đã quyết định bán hết gà, vịt cộng với tiền của chị mình để lập trang trại ngựa bạch.

Friday. January 3rd, 2014