Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Tục Phát Triển Đàn Bò Lai

Tiếp Tục Phát Triển Đàn Bò Lai
Publish date: Wednesday. October 23rd, 2013

Bò lai chiếm ưu thế so với bò cỏ cả về trọng lượng lẫn chất lượng thịt. Nhờ hiệu quả kinh tế cao nên đàn bò lai tăng nhanh, nhiều gia đình chỉ nuôi từ 1-2 con vài năm trước, giờ đã tăng đàn bò lên gần chục con. Hiện tổng đàn bò toàn tỉnh Bình Định gần 247 ngàn con, trong đó có khoảng 169 ngàn con bò lai, chiếm 68,7% tổng đàn.

Theo ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi (thuộc Sở NN-PTNT): Chương trình lai tạo và phát triển giống bò của tỉnh trong những năm qua đã góp phần tăng số lượng bò lai trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng đàn bò theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thời gian qua, Trung tâm luôn khuyến khích người dân chăn nuôi bò lai bằng nhiều hình thức, như hỗ trợ tinh cũng như tiền công phối giống, hỗ trợ bò đực giống cho các địa phương. Trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo hoặc cho phối trực tiếp với bò lai Zêbu để tăng tỉ lệ đàn bò lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Những giống bò được đưa vào cải tạo đàn bò địa phương có nhóm bò Zêbu gồm các giống: Brahman trắng, Brahman đỏ, Red Sind, Sahiwal; lai tạo theo hướng chuyên thịt có: Limousine, Crimousine, Charolais, Drought Master, Red Angus.

Huyện Phù Mỹ là một trong những địa phương có số lượng bò lai phát triển mạnh. Đến nay, tổng đàn bò của huyện gần 48.000 con, trong đó bò lai chiếm 74,6%. Ông Nguyễn Hữu Trị, ở thôn Lạc Sơn, xã Mỹ Trinh, là một trong những hộ chăn nuôi bò lai đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đầu năm đến nay, từ chăn nuôi và bán bò lai gia đình ông thu lãi trên 60 triệu đồng. Ông Trị cho biết: “Ngoài việc cho ăn rơm rạ, cỏ thì phải nấu cháo, quậy cám gạo, bột bắp cho bò ăn. Nuôi bò lai không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng phải chăm sóc thật kỹ, đảm bảo vệ sinh môi trường”.

Cũng theo ông Đào Văn Hùng: Hiện nay toàn tỉnh có 90 điểm thụ tinh nhân tạo bò với 95 dẫn tinh viên, trong đó có 95% số điểm và số dẫn tinh viên hoạt động đạt hiệu quả cao. Những vùng không có điều kiện thụ tinh nhân tạo được thì dùng bò đực giống có trên 75% máu ngoại, áp dụng nhảy trực tiếp.

Trong thời gian tới, ngành chức năng sẽ tiếp tục đào tạo và phát triển đội ngũ dẫn tinh viên, cũng như mở thêm nhiều điểm thụ tinh nhân tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi phát triển sản xuất. Trong tương lai sẽ thực hiện xây dựng thương hiệu bò lai Bình Định, như mở website giới thiệu, mở các đầu mối ở các vùng miền để tiêu thụ sản phẩm… Đồng thời, thực hiện tốt việc liên kết giữa “4 nhà” để người chăn nuôi tránh bị chèn ép giá.

Trong khi đó, các địa phương cũng chủ động vào cuộc. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ, cho biết: “Để phát triển chăn nuôi bò lai, huyện đang chú trọng công tác quy hoạch, dự kiến mỗi xã quy hoạch từ 2-4 trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô từ 10-30 ha/trang trại, tùy theo đặc điểm của từng địa phương.

Ở những vùng sâu, vùng xa, huyện đang chủ trương mua một số bò đực giống để lai tạo. Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ sẽ được thực hiện tốt hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm, ngăn chặn lây lan dịch bệnh…”.


Related news

Hài Hòa Lợi Ích Nông Dân - Doanh Nghiệp Hài Hòa Lợi Ích Nông Dân - Doanh Nghiệp

Điện Biên có ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hàng nông sản. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào cánh thương lái, tư nhân thu mua nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề tìm “đầu ra” cho nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá” luôn là “bài toán” khó với nông dân Điện Biên.

Friday. November 28th, 2014
Hướng Nông Dân Thay Đổi Nếp Nghĩ, Cách Làm Hướng Nông Dân Thay Đổi Nếp Nghĩ, Cách Làm

Đối với những hộ nông dân xã Chiềng Đông, quanh năm lam lũ trồng lúa, cây ngô, cây sắn thì đây là lần đầu áp dụng hình thức chăn nuôi bán công nghiệp nên không ít bỡ ngỡ. Với tổng số tiền 270 triệu đồng dành cho mô hình, Trạm đã cấp 2.000 con gà giống; mỗi hộ được cấp 50 con gà giống (nhập từ Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên), 40 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, thức ăn cám công nghiệp, thuốc và vắc xin phòng bệnh.

Friday. November 28th, 2014
Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng

Sau hơn 1 năm “thử lửa”, cây cao su từng bước đã phủ xanh trên huyện vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi). Mặc dù mới “nhập cư” trên vùng đất này nhưng cây cao su đã thực sự mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại niềm hy vọng nâng cao đời sống cho bà con đồng bào Cor Tây Trà.

Friday. June 27th, 2014
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nấm Hộ Gia Đình Tại Huyện Điện Biên Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nấm Hộ Gia Đình Tại Huyện Điện Biên

Sau 2 năm thực hiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống và tập huấn kỹ thuật trồng nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con một số xã trong huyện Điện Biên, giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, đến nay mô hình trồng nấm hộ gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã phát huy hiệu quả.

Friday. November 28th, 2014
Toàn Tỉnh Hiện Có Khoảng 46 Ha Thanh Long Ruột Đỏ Toàn Tỉnh Hiện Có Khoảng 46 Ha Thanh Long Ruột Đỏ

Từ năm 2010, giống thanh long này mới được một số gia đình ở huyện Xuyên Mộc đưa về trồng thử đến nay đã phát triển ra nhiều hộ trồng với quy mô lớn. Nhìn chung, giống thanh long “Long Định 1” thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, sinh trưởng tốt, ra hoa tập trung và có tỷ đậu trái cao, chất lượng hơn hẳn giống thanh long thông thường.

Friday. June 27th, 2014