Bình Định: Triển Khai Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Mưa Lũ

Theo Chi cục Thú y tỉnh Bình Định, từ đầu tháng 10 đến nay, do thời tiết bất lợi, mưa lạnh kéo dài nên nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn... cao. Tại nhiều xã miền núi, vùng cao ở các huyện Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, tập quán chăn thả rông gia súc trên núi, rừng thiếu các biện pháp chăm sóc an toàn vẫn còn nhiều, dễ dẫn đến tình trạng gia súc bị lạnh chết, gây thiệt hại về kinh tế.
Chi cục Thú y tỉnh đang tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp bảo vệ đàn gia súc an toàn trong mùa mưa lũ; khuyến cáo tăng cường phòng chống dịch bệnh, giám sát việc chăn nuôi thả rông trên rừng, núi; xây dựng chuồng trại đảm bảo độ ấm, nuôi nhốt gia súc khi mưa lạnh kéo dài; chủ động dự trữ thức ăn khô như rơm, cỏ khô, cám, tiêm phòng vắc xin đúng định kỳ cho gia súc.
Related news

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.