Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.
Tháng 9 năm nay, gia đình anh được Phòng NN&PTNT huyện Thuận Bắc chọn trồng cây chuối theo đề án Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trên đất dốc, triền núi. Anh được đầu tư cây giống, hỗ trợ một phần phân bón và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc theo cách “cầm tay chỉ việc”.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, gia đình anh trồng các loài cây ngắn ngày như đậu xanh, bắp lai… để có thu nhập đầu tư chăm sóc cho cây chuối. Qua 3 tháng chăm sóc chu đáo, vườn chuối của anh Xuyến phát triển tốt hứa hẹn cho những mùa trái nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.
Related news

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với giống K95-156 đẻ nhánh khỏe, phát triển rất nhanh, lóng lớn và dài, chịu hạn tốt, năng suất trên 85 tấn/ha. Cả 2 giống mía trồng theo mô hình không tưới nước.

Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Với diện tích sản xuất lúa giống năm 2013 của An Giang là 22.338 héc-ta, sản lượng lúa giống đưa ra thị trường cả nước 138.500 tấn, An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về xã hội hóa giống lúa”.

Không ít người tò mò tìm đến xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ - Đồng Nai) để chiêm ngưỡng những cây bơ cho “trái vàng”. Bởi chỉ thu hoạch 2-3 cây bơ đã có thể mua được cả lượng vàng.