Lão Nông Trần Din Sáng Tạo Có Lợi Cho Nông Dân.

Với hơn 30 công ruộng, nhà lại ít người làm, nên hầu như vụ nào, gia đình ông Trần Din ở ấp Trà ông, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cũng phải tốn rất nhiều chi phí mướn nhân công, từ khâu gieo sạ, cấy dặm, bón phân đến phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa.
Vốn có nghề là sửa máy móc cơ khí tại nhà, cách đây 4 năm, ông Din nảy ra ý định chế tạo máy phun thuốc trừ sâu chạy bằng xăng để giảm công lao động; Sau thời gian miệt mài nghiên cứu, chiếc máy phun thuốc của ông đã thành công, vừa tiện sử dụng cho ruộng nhà, nhiều bà con biết đến cũng đặt mua, hiện ông Din đã bán được hơn 200 máy.
Ông Trần din cho biết: “ Do có đi nhiều nơi tham quan học hỏi, thấy người ta làm máy này máy nọ để giảm chi phí sản xuất cũng rất là hay, rồi tôi suy nghĩ mình cũng có nghề tại sao không làm thử nên tôi bắt tay vào làm thử thấy cũng được.Thấy tôi sử dụng hiệu quả, bà con đến đặt mua nhiều lắm, ở Đào viên, tiếp Nhựt, rồi Thạnh trị cũng có lại đây, nhiều khi làm không kịp”.
Theo nông dân, các loại bình phun thuốc thông thường có dung tích từ 16 đến 25 lít, ngoài việc bà con phải mang vác trên vai ảnh hưởng đến năng suất lao động, mà lực từ các vòi phun cũng không mạnh. Tối đa một người chỉ có thể phun được khoảng 10 công ruộng một ngày, đối với những hộ có ruộng nhiều sẽ khó phun xịt đồng loạt, chưa kể bà con phải chọn thời điểm thích hợp trong ngày để phun thuốc, mới đạt hiệu quả phòng trừ cao; Việc này làm tăng thêm chi phí và thời gian của nông dân.
Máy phun thuốc do ông Din sáng chế khắc phục được những hạn chế trên. Thiết kế của máy gồm 2 bộ phận: khung làm bằng sắt có gắn các bánh xe nhỏ dùng để đặt các thiết bị, các chi tiết của động cơ chính; thùng chứa trên 200 lít nước. Động cơ chính được chạy bằng xăng hoặc dầu, thiết kế gọn nhẹ dễ di chuyển, thùng chứa nước thuốc có 2 hệ thống ống, 1 hệ thống dẫn nước từ ngoài thùng, hệ thống còn lại để dẫn nước đã pha thuốc đến vòi phun. Với máy này, trong một ngày, với khoảng 1 – 2 nhân công, có thể phun từ 30 – 40 công ruộng.
Do vậy, thay vì trước đây phải tốn hơn ba ngày và tiền mướn nhân công không dưới 400 ngàn đồng cho mỗi lẫn phun thuốc, thì hiện nay ông chỉ cần một ngày và chi phí nhân công giảm hơn phân nửa. Hơn nữa chi phí nhiên liệu chạy máy cũng tương đương với các loại bình phun thuốc thông thường khác, mà hiệu quả quản lý dịch hại trên đồng lại cao hơn rất nhiều.
Bà con trong ấp Trà Ông, xã Viên Bình sử dụng máy do ông Din làm khá nhiều và đều đánh giá cao hiệu quả của máy. Một số nơi bà con còn sử dụng máy phun để tưới nước cho vườn cây ăn trái hoặc rẫy màu. Tuy giá ban đầu hơn cao, khoảng 8 triệu đồng/máy, còn bình phun thông thường chỉ khoảng 2 triệu đồng, nhưng bà con không ngần ngại đầu tư vì sử dụng được lâu dài. Ông Lâm Xển ở ấp Trà ông cho biết: “Phun thuốc bằng máy độ đạt hiệu quả rất cao như có đạo ôn là tiệt đạo ôn luôn, máy nó mạnh lắm, bình thường mình phải xịt 2 – 3 lần chưa thấm thía gì, còn cái này một lần là hết luôn”.
Hiện nay ông Din đang chuyển sang sử dụng động cơ máy chạy ghe xuồng làm động cơ chính của máy phun thuốc, vẫn sử dụng nhiên liệu là xăng dầu, như vậy là bà con sẽ vừa tiết kiệm chi phí vừa rất tiện lợi. Hệ thống kép này đã được ông thử nghiệm thành công.
Ông Din chia sẻ thêm: “ Lúc trước ruộng nào xa thì khiêng máy lên, rồi kéo ống ra phun thuốc, bây giờ tôi thiết kế cho bà con chạy ghe xuồng có gắn phi thuốc vô máy chạy xuồng luôn, tháo chân vịt máy ra gắn đuôi máy phun thuốc vô, vậy là chạy ghe tới ruộng, để máy trên xuồng rồi kéo ống lên phun thuốc, dễ mà đỡ tốn dầu nữa”.
Tuy chưa qua trường lớp đào tạo, nhưng bằng sự say mê và kinh nghiệm, lão nông Trần Din đã sáng chế được một loại máy nông nghiệp rất hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của nông dân, giúp giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập, nỗ lực ấy thật đáng biểu dương.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=3023&keycon=27&lsk=&keyntc=6
Related news

Cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su có lúc gần như “tê liệt”, chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều Cty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có Cty tồn tới 7.000 tấn. Thế nhưng, sang quí 1/2012 và đến nay tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su tăng mạnh trở lại gần 30%.

Sắp xếp thời gian hợp lý để vừa hoàn thành phần việc đảm trách ở xã, vừa phát triển kinh tế gia đình là cách làm của ông Đinh Đức Bân - Chủ tịch Hội ND xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Ngày 30/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Chứng nhận rau Đà Lạt cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chính thức công nhận thương hiệu rau Đà Lạt.

Sáng ngày 12/6, tại xã Văn Sơn (Văn Bàn), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai phối hợp với Viện Nghiên cứu ngô (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình trình diễn giống ngô lai đơn LVN 092.

Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, đang đặt ra vấn đề cấp bách là phải đào tạo nghề gắn với các mô hình sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ven đô có sinh kế bền vững.