Thương Lái Đua Nhau Mua Sầu Riêng Non Bán Sang Trung Quốc
Theo người dân địa phương, với giá bán từ 24.000-26.000đ/kg, hiện sầu riêng tại Lâm Đồng đang có giá cao nhất trong vòng 20 năm qua.
Ngày 8/10, ông Lê Mộng Ngọc, phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, thời gian gần đây rất nhiều thương lái đổ về địa phương đua nhau thu mua cả sầu riêng non với giá lên tới 26.000đ/kg, cao gấp đôi so với niên vụ trước.
Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, hiện có 12 điểm thu mua sầu riêng. Điều kỳ lại là, năm nay thương lái lại ganh đua nhau mua cả sầu riêng non, giá tương đương với các loại quả già, gần chín. Vì lợi nhuận cao nên người trồng sầu riêng tại địa phương đã thu hoạch sầu riêng đem bán. Chủ một cơ sở thu mua sầu riêng tiết lộ, tất cả sầu riêng đều được xuất sang Trung Quốc, vì “họ đang rất cần mặt hàng này”.
Trước thực trạng trên, chính quyền xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm đã cảnh báo người dân về mối nguy cơ thiệt hại về kinh tế khi thu hoạch cả sầu riêng non đen bán. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao nên người trồng sầu riêng đã phớt lờ cảnh báo, tiếp tục bán sầu riêng non.
Theo người dân địa phương, với giá bán từ 24.000-26.000đ/kg, hiện sầu riêng tại Lâm Đồng đang có giá cao nhất trong vòng 20 năm qua.
Related news
Thức ăn của cừu đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, rau muống, cám bột xay. Anh Khánh cho biết, chi phí nuôi cừu thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, dễ bán, giá cao. Hiện xã Phước Thái có thêm 20 hộ nuôi cừu vỗ béo, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình.
Giống như tình trạng chung của cả nước, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang gặp nhiều khó khăn do thua lỗ, heo gà quá lứa không tiêu thụ được.
Là nông dân tiên phong trong sản xuất lúa giống, anh Trần Ngọc Minh, 36 tuổi, thôn La Chữ, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) vươn lên làm giàu từ cây lúa.
Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.
Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.