Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng cấp và hiện đại hóa thủy lợi nội đồng để xây dựng nông thôn mới

Nâng cấp và hiện đại hóa thủy lợi nội đồng để xây dựng nông thôn mới
Publish date: Wednesday. November 11th, 2015

Mô hình trạm bơm được đầu tư tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A.

Thạc sĩ Nguyễn Đình Vượng đánh giá: “Qua nghiên cứu, chúng tôi đã phân chia vùng sinh thái của tỉnh ra thành 8 tiểu vùng theo quan điểm của thủy lợi - tài nguyên nước.

Qua đó, đánh giá được hiện trạng hệ thống thủy lợi (HTTL) của Hậu Giang đa phần còn nhiều khuyết điểm nên chúng tôi đã có nhiều giải pháp đề nghị và thực hiện một số mô hình mẫu ở các điểm nghiên cứu.

Hy vọng, qua đây, góp phần cải thiện một phần hệ thống thủy lợi nội đồng cho các địa phương”.

Qua thực tế khảo sát tại các huyện Châu Thành A, Châu Thành, Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, thạc sĩ Nguyễn Đình Vượng đã nhận định, HTTL trong tỉnh đang ở tình trạng xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa, cơ giới hóa.

Các trạm bơm được xây dựng chưa hợp lý về kiểu dáng, quy mô, vị trí và tốn kém do bơm cá nhân.

Giao thông thủy lợi nội đồng nhiều nơi còn yếu, sự kết hợp giữa giao thông nội đồng với cơ giới hóa chưa cao.

Bờ bao chống lũ sớm bị hư hao, cao trình không phù hợp.

Bên cạnh đó, kênh mương bị bồi, sạt lở nhiều năm không được nạo vét nên năng lực tưới tiêu giảm.

Hơn nữa, HTTL do được đầu tư không đồng bộ nên gây ảnh hưởng nhiều đến sự điều tiết nước mặt ruộng,...

Từ những tồn tại này, chủ nhiệm đề tài đã đưa ra rất nhiều những giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

Các giải pháp này đều nhắm đến mục tiêu hướng mọi hoạt động của con người và thiết bị máy móc cơ giới hóa tiện lợi thông qua các thiết kế, công trình xây dựng trên ruộng, bao gồm: nâng cấp cống hở, cống ngầm, nâng cấp các cống ô ruộng,... Theo đó, các thiết bị bổ trợ, thay thế được làm bằng vật liệu nhựa tổng hợp nhưng có độ bền khá cao, chi phí đầu tư thấp, vận hành đơn giản, dễ điều tiết và kiểm soát nguồn nước.

Đặc biệt, chủ nhiệm đề tài còn đề xuất được các mô hình mẫu về giải pháp nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ các mô hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng cho 4 nhóm cây trồng, vật nuôi chủ đạo của tỉnh.

Đề xuất này đã góp phần xây dựng nông thôn mới làm quy hoạch thí điểm tại một số xã điển hình, phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp - nông thôn tại địa phương.

Hơn nữa, đề tài đã thiết kế quy hoạch 5 mô hình mẫu thí điểm về nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi cấp xã cho các địa phương điển hình, đại diện các vùng chuyên canh cây - con của tỉnh.

Đó là mô hình mẫu cho vùng chuyên lúa, vùng chuyên cây ăn trái, vùng chuyên thủy sản, vùng chuyên mía, vùng chuyên khóm.

Các giải pháp nhóm nghiên cứu đề xuất có tính khả thi cao.

Ông Hà Minh Triều, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, cho biết: Đề tài nghiên cứu đã thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ nâng cấp trạm bơm cho cánh đồng lớn trong xã.

Nhờ đầu tư bằng điện và hệ thống hiện đại nên dễ dàng trong vận hành mà hiệu quả bơm bước cũng nhanh hơn.

Nhờ đó, bà con nông dân làm lúa vùng này cũng tiết giảm được chi phí bơm tưới, năng suất lúa cũng vượt trội hơn.

Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, nhận xét: “Tôi rất tâm đắc với kết quả nghiên cứu của đề tài đã phân vùng được các vùng sinh thái, 5 mô hình mẫu phục vụ tưới tiêu cho các nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh.

Hơn nữa, đề tài còn đề xuất được 3 mẫu kết cấu trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ phù hợp trên các vùng sản xuất tỉnh.

Trong đó, 1 mẫu trạm bơm tưới tiêu kết hợp đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho triển khai áp dụng tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A.

Hiện nay mô hình đang vận hành khá tốt”.

Có thể nhận thấy rằng, bước đầu các giải pháp nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng do đề tài đề xuất đã góp phần nhằm đảm bảo kết hợp canh tác và cơ giới hóa nông nghiệp, tưới tiêu thuận lợi sẽ tăng năng suất cây trồng, giảm giá thành đầu tư, là cơ sở để xây dựng cánh đồng lớn sản xuất theo hướng hàng hóa,...

Kết quả này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - ngư nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời góp phần hoàn thành tiêu chí thủy lợi, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh.


Related news

Thu lời hàng trăm triệu từ nuôi bò Thu lời hàng trăm triệu từ nuôi bò

Từ số tiền được hỗ trợ khi xuất ngũ, sau gần 10 năm đầu tư nuôi bò, anh Nguyễn Phụ Thu (Vĩnh Long) đã có nguồn lợi nhuận ổn định hơn 100 triệu đồng/năm.

Thursday. November 30th, 2017
Nuôi cá leo trong ao đất, mô hình cá da trơn nhiều hứa hẹn tại Nghệ An Nuôi cá leo trong ao đất, mô hình cá da trơn nhiều hứa hẹn tại Nghệ An

Cá leo trên thị trường có giá từ 110.000 - 130.000 đồng/kg. Ước tính mô hình cá leo thương phẩm tại hộ ông Hợi cho doanh thu gần 100 triệu đồng

Friday. December 1st, 2017
Khởi nghiệp thành công từ nấm bào ngư sạch, thu gần nửa tỷ đồng/năm Khởi nghiệp thành công từ nấm bào ngư sạch, thu gần nửa tỷ đồng/năm

Khởi nghiệp từ nấm bào ngư sạch, anh Chung đã thu lợi nhuận trên 400 triệu đồng/năm, bán nấm phôi, cung cấp ra thị trường thành phẩm hàng tạ nấm bào ngư trắng

Saturday. December 2nd, 2017
Hà Tĩnh: Chàng trai 9X quyết tâm làm giàu với cây thanh long ruột đỏ Hà Tĩnh: Chàng trai 9X quyết tâm làm giàu với cây thanh long ruột đỏ

Về thôn Nam Nhe, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn vào một ngày cuối thu, chúng tôi bị níu giữ bởi sắc đỏ đẹp mắt của những quả thanh long ruột đỏ đang độ thu hoạch

Monday. December 4th, 2017
Hấp dẫn giống vú sữa bơ hồng, trồng 7 công lãi 400 triệu đồng Hấp dẫn giống vú sữa bơ hồng, trồng 7 công lãi 400 triệu đồng

Vú sữa bơ hồng là một trong các loại vú sữa có triển vọng xuất khẩu nhờ trái to, bóng, đẹp, vỏ mỏng, màu hồng tươi đẹp, nhiều cơm, ngọt thanh, thơm mùi bơ sữa

Tuesday. December 5th, 2017