Xuất khẩu tại tỉnh Thanh Hóa cán đích ấn tượng
Ông Doãn Trọng Thanh- Phó Trưởng Phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Thanh Hóa- cho biết, các doanh nghiệp (DN) FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, giày dép tại Thanh Hóa đã và đang phát huy hết công suất và tăng thêm các dây chuyền sản xuất mới.
Chính vì thế, nhóm hàng may mặc đã xuất khẩu được hơn 76 triệu sản phẩm, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước; giày dép các loại xuất khẩu hơn 40 triệu đôi, tăng 40,5%.
Đây là những tác nhân chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, do những nhóm hàng này chiếm tới 75% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Thanh Hóa cũng tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước: Dăm gỗ tăng 92,9%; tinh bột sắn tăng 16,7%; ba lô du lịch tăng 36,8%; hải sản đông lạnh tăng 15,5%...
Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu của Thanh Hóa đang có sự chuyển biến về chất, hàng hóa xuất khẩu tập trung chủ yếu tại các DN sản xuất quy mô lớn và các DN FDI; các DN quy mô nhỏ, khai thác nguyên liệu thô, tài nguyên tự nhiên để xuất khẩu đều bị suy giảm.
Các DN Thanh Hóa có nhiều cố gắng khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Toàn tỉnh hiện có 102 DN trực tiếp xuất khẩu hàng hóa sang 43 thị trường.
Các thị trường truyền thống vẫn giữ được kim ngạch xuất khẩu cao đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, như: Bỉ, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản...
Trong 2 tháng cuối năm, tình hình xuất khẩu của Thanh Hóa được dự báo có nhiều thuận lợi.
Theo đó, các mặt hàng xuất khẩu chính, như: May mặc, giày dép, dăm gỗ, xi măng, tinh bột sắn, thuốc lá, lợn sữa đông lạnh, hải sản đông lạnh...
đã có đơn hàng, giá ổn định.
Đây cũng là thời vụ thu hoạch, xuất khẩu các mặt hàng cói, cao su...
Một số dự án sản xuất hàng xuất khẩu sẽ đi vào hoạt động, như: Nhà máy may S&H (Thạch Thành); Nhà máy giày dép xuất khẩu Venus (Hà Trung); Nhà máy may Việt Panpacific (Ngọc Lặc)...
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu do năng lực sản xuất các DN nhỏ của tỉnh khó đáp ứng đơn hàng lớn, trong khi liên kết giữa các DN còn yếu.
Nhiều mặt hàng được giao kế hoạch từ đầu năm nhưng vẫn chưa xuất khẩu được, như: Clinke, cao su, men thực phẩm, vôi cục, Ferocrom.
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn chủ yếu là hàng gia công, như may mặc, giày dép...
Để hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2015 ở mức cao nhất, Sở Công Thương đang tập trung rà soát để có chỉ đạo kịp thời đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực; chỉ đạo tốt công tác thu mua, chế biến các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch, như: cói, cao su, thịt lợn...; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các DN xuất khẩu về điện sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, cung cấp thông tin dự báo thị trường, ổn định vùng nguyên liệu sản xuất...
Sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện để một số dự án đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành như: May S&H Vina (Thạch Thành), giày Venus (Hà Trung), may của Công ty Manseaon (Hà Trung), may Việt Panpacific (Ngọc Lặc)...
sẽ làm gia tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu.
Related news
Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.
Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.
Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.
Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.
Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…